Hạn hán khốc liệt bủa vây nhiều tỉnh miền Nam

(PLVN) - Nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt, đặc biệt ở các tỉnh ven biển, do lưu lượng nước về bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm trí thấp hơn cả mùa khô năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).
 Một cánh đồng lúa ở huyện Long Phú, Sóc Trăng bị chết do thiếu nước.
Một cánh đồng lúa ở huyện Long Phú, Sóc Trăng bị chết do thiếu nước.

Mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020 đang có nguy cơ khốc liệt hơn năm cực đoan 2015-2016 vì toàn bộ thượng nguồn sông Mekong năm nay thiếu 65% tổng lượng mưa, trong đó đoạn từ Trung Quốc tới Nam Lào giảm 50% lượng mưa so với năm trước.

Mới giữa tháng 2, theo nhận định của các chuyên gia, đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu bước vào mùa khô khốc liệt nhưng nhiều địa phương đã chịu ảnh hưởng nặng nề và những thiệt hại ban đầu bởi hạn mặn. 

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tính đến giữa tháng 2, tổng cộng thiệt hại lúa ở các mức độ vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 khoảng 29.700ha (vụ mùa 16.000ha, đông xuân 13.700ha).

Các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn phát triển thì bỏ không bởi không còn nước ở huyện Long Phú (Sóc Trăng).
Các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn phát triển thì bỏ không bởi không còn nước ở huyện Long Phú (Sóc Trăng).

Bến Tre là tỉnh đầu tiên bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây ảnh hưởng đến làng hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách). Đây là huyện nằm sâu phía trong đất liền nhưng đợt nước mặn xâm nhập lần này bất thường, chưa từng có khiến bà con không kịp trở tay.

Ruộng lúa của người dân ở Bến Tre bị chết cháy bởi nước mặn.
 Ruộng lúa của người dân ở Bến Tre bị chết cháy bởi nước mặn. 
Đất trồng lúa tại các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú (Bến Tre) đã nứt nẻ hơn nửa tháng qua.
 Đất trồng lúa tại các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú (Bến Tre) đã nứt nẻ hơn nửa tháng qua.

Hiện nay, hầu hết các nhà máy nước ở Bến Tre đã bị nhiễm mặn, nước máy người dân sử dụng đều chỉ có thể tắm giặt chứ không dùng nấu nướng được. Việc sản xuất hoa màu của người dân cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do độ mặn trong các tuyến kênh nội đồng đã ở mức cao.

Người dân lấy nước ngọt miễn phí tại các vòi nước công cộng về xài.
 Người dân lấy nước ngọt miễn phí tại các vòi nước công cộng về xài.
Một số địa phương nằm sâu trong đất liền như Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang cũng lo lắng trước diễn biến bất thường của đợt hạn, mặn 2019-2020 này. 
Các tuyến kênh mương ở tỉnh Tiền Giang đã cạn gần đến đáy, dự báo đợt hạn, mặn sắp tới diễn ra khốc liệt.
 Các tuyến kênh mương ở tỉnh Tiền Giang đã cạn gần đến đáy, dự báo đợt hạn, mặn sắp tới diễn ra khốc liệt.
“Trong cái khó ló cái khôn”, ông Lâm Văn On (xã Châu Khánh, huyện Long Phú, Sóc Trăng) có giải pháp bỏ lúa, trồng dưa leo. Để có nước tưới, ông dùng bạt lót ở mặt ruộng rồi bơm nước ngầm vào tưới cho dưa.
 “Trong cái khó ló cái khôn”, ông Lâm Văn On (xã Châu Khánh, huyện Long Phú, Sóc Trăng) có giải pháp bỏ lúa, trồng dưa leo. Để có nước tưới, ông dùng bạt lót ở mặt ruộng rồi bơm nước ngầm vào tưới cho dưa.

Còn theo số liệu của Sở NN&PTNT Cà Mau, diện tích lúa bị thiệt hại và có nguy cơ bị thiệt hại do hạn mặn trên địa bàn tỉnh đã hơn 41.600 ha (diện tích thiệt hại hơn 16.800 ha). Về rau màu, tổng diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng, giảm năng suất là 340 ha. Cùng với đó là nguy cơ cháy rừng rất cao và không có nước để chữa cháy. 

Lúa vụ trên diện tích vụ lúa vụ tôm bị nước mặn ở tỉnh Cà Mau.
 Lúa vụ trên diện tích vụ lúa vụ tôm bị nước mặn ở tỉnh Cà Mau.
Lúa bị chết cháy do ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Lúa bị chết cháy do ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Được dự báo trong thời gian tới, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến khoảng tháng 3, 4/2020, trước mắt đến ngày 16/2/2020, xâm nhập mặn sẽ tăng cao theo kỳ triều cường với ranh mặn 4 g/l ở các cửa sông Vàm Cỏ từ 100-110 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 20-22km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4-6 km, thấp hơn 15-17 km so với mức sâu nhất năm 2016.

Đọc thêm