Hàn Quốc tích cực hoàn thiện các quy định về chaebol trong bối cảnh mới

(PLVN) -  Mặc dù duy trì cơ bản các quy định về chaebol từ những năm 1980, nhưng những biến chuyển thời cuộc tại Hàn Quốc đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Đạo luật Quy định Độc quyền, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế kỹ thuật số.
Trụ sở SK - một trong những chaebol hàng đầu của Hàn Quốc. (Ảnh: Korea Economic Daily)

Xuất hiện các loại hình tập đoàn doanh nghiệp lớn mới

Tại thời điểm ban hành Đạo luật Quy định Độc quyền của Hàn Quốc, không có sự phân biệt nào xảy ra giữa các nhóm doanh nghiệp (DN) lớn và các thực thể kinh tế thường được coi là chaebol. Tuy nhiên, các vấn đề bắt đầu xuất hiện khi một nhóm DN nhà nước hoặc một nhóm DN được chỉ định là một nhóm DN lớn mà không tập trung quyền sở hữu như mô hình chaebol truyền thống. Điều này đặt ra câu hỏi liệu các quy định được hình thành để điều chỉnh chaebol có quá mức hay không?

Các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này đã dẫn đến kết luận rằng ngay cả các nhóm DN không có chủ sở hữu cũng phải tuân theo quy định vì các nhóm DN không có chủ sở hữu cũng có thể phát sinh ra các vấn đề liên quan đến sự tập trung chung. Đặc biệt, kể từ những năm 2000, sự gia tăng số lượng chi nhánh thuộc các tập đoàn DN không có chủ sở hữu và mở rộng tổng quy mô chính là cơ sở vững chắc để hỗ trợ cách tiếp cận trên.

Tại Hàn Quốc hiện nay, các loại hình tập đoàn DN lớn mới đang xuất hiện ngày càng nhiều khi nền kinh tế kỹ thuật số phát triển. Theo đó, các công ty kỹ thuật số như Naver, Kakao, Netmarble và Nexon Group được đưa vào “tầm ngắm” vì các công ty này đáp ứng các yêu cầu của các tập đoàn DN lớn.

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các công ty như vậy và chaebol truyền thống về mặt quản trị và phân phối các ngành công nghiệp. Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải thay đổi hệ thống quản lý đã được hình thành đối với chaebol truyền thống.

Các chaebol cũng luôn tìm cách cải thiện chính mình

Các cuộc thảo luận trên cũng hướng đến chuyển đổi một khung pháp lý duy nhất thành một khung pháp lý tương xứng với đặc điểm của các nhóm DN. Như đã phản ánh, khoảng 40% các tập đoàn kinh doanh lớn đang chuyển sang các hệ thống công ty cổ phần. Các nhóm có hệ thống công ty cổ phần khác với các nhóm chưa chuyển đổi về cách kiểm soát và tính minh bạch về cấu trúc và sự khác biệt này sẽ cần được phản ánh trong các quy định.

Những cuộc thảo luận này cũng liên quan đến chính sách khuyến khích các công ty cổ phần của Chính phủ. Trong quá trình này, một số quy tắc đã được nới lỏng các hạn chế ban đầu đối với các công ty cổ phần, dẫn đến sự gia tăng số lượng các nhóm doanh nghiệp chuyển sang các công ty cổ phần.

Điều quan trọng nhất được các chuyên gia pháp lý lưu ý là nhiệm vụ của Đạo luật Quy định Độc quyền là giải quyết các vấn đề cạnh tranh liên quan đến chaebol. Những sửa đổi, bổ sung đối với các nguyên tắc pháp lý được đánh giá là sẽ không chỉ có tác động tích cực đến việc tăng cường thực thi các cơ quan quản lý mà còn dẫn đến sự rõ ràng về quy định cho những người tham gia thị trường. Hơn nữa, điều này sẽ đóng góp có ý nghĩa vào việc tăng các chức năng kiểm soát tự động của thị trường.

Câu hỏi đặt ra là liệu các phương pháp quản lý kinh tế theo định hướng chaebol có hiệu quả khi đối mặt với những thay đổi dựa trên nền tảng trong tương lai đối với các ngành công nghiệp và sự cạnh tranh khốc liệt về đổi mới hay không? Nếu có, cần được phản ánh trong việc duy trì hoặc sửa đổi khung pháp lý chaebol theo Đạo luật Quy định Độc quyền hiện hành. Tất nhiên, bản thân các chaebol cũng đang tìm cách cải thiện những vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn cần có sự hỗ trợ để đảm bảo rằng những nỗ lực của chính chaebol sẽ có hiệu quả. Từ quan điểm này, các nỗ lực cải thiện quản trị doanh nghiệp, chẳng hạn như tăng cường quyền và lợi ích của cổ đông và tăng cường quyền lực của Hội đồng quản trị theo Đạo luật Thương mại, có thể là những đóng góp có ý nghĩa trong quá trình hoàn thiện Đạo luật Quy định Độc quyền của Hàn Quốc.

Đọc thêm