Hành động “cực chẳng đã” của người 20 năm khổ vì đàn con tâm thần

(PLO) -Cực chẳng đã, mới đây ông đành bán rẻ một phần đất của gia đình để lấy tiền thuốc men, ăn uống cho cả nhà. Ông bảo, bước đường cùng nên phải như vậy. Bán đất mới có tiền mua thuốc, đưa vợ đi bệnh viện. “Miệng ăn núi lở, không biết gia đình tôi cầm cự được bao lâu nữa”, ông Huỳnh thở dài.
Để tránh phiền phức cho hàng xóm, vợ chồng đành phải xích chân các con

Sinh được hai đứa con thì cả hai đều mắc bệnh tâm thần, suốt hơn 20 năm qua, ông Huỳnh vừa phải làm lụng, vừa phải canh chừng đàn con. Chỗ dựa duy nhất của ông là người vợ hiền cũng đổ bệnh nặng sau thời gian lo cho hai đứa con bệnh tật.  

Con đập phá, bố mẹ vay tiền đền bù

Trời nắng như đổ lửa nhưng ông Phan Văn Huỳnh (51 tuổi, ngụ xóm 2B, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) vẫn phải xích đứa con Phan Văn Bằng (22 tuổi) ngoài gốc cây. Bằng cao lớn lồng ngồng, khuôn mặt già đanh, nhưng cười ngơ ngác. Đứng cạnh bên, người anh Phan Văn Lý (24 tuổi) chốc chốc lại đến trêu chọc em.

Thấy vậy, ông Huỳnh vội chạy đến can ngăn. Người bố vừa rời đi vài phút thì hai anh em lại chia nhau điếu thuốc lá gần tàn mà Lý mới nhặt được ngoài đường. “Các con tôi bị tâm thần, không nhận thức được hành vi của mình nhưng một số trai làng lại trêu chọc, cho hút thuốc lá, thành ra nó quen mùi”, ông Huỳnh thở dài.

Đứng chôn chân một chỗ, Bằng liên tục giật mạnh sợi xích khóa ở chân. Giật chán không được, Bằng cúi xuống vơ đất đá ném những người đi ngoài đường. Nhìn con, ông Huỳnh cho hay: “Xích chân con thì tội, nhưng vợ chồng tôi buộc phải làm như vậy. Nếu tháo ra, sơ hở một chút là chúng chạy đi phá phách đồ đạc người khác, cha mẹ không có tiền để đền bù”. 

Theo lời ông Huỳnh, dù bị tâm thần nhưng khổ nỗi hai con lại có sở thích đặc biệt với xe ô tô. Thấy xe ở đâu là hai người lại hò reo lao ra chặn ngay đầu xe hoặc leo tót lên. Cách đây không lâu, Bằng đập vỡ kính một chiếc xe. Đập phá chán, thanh niên mắc bệnh tâm thần lại xuống tháo hết dầu xe. Đến khi lái xe và người dân phát hiện thì mọi chuyện đã muộn.

“Lần đó, con tôi bị người ta đánh. May sao người dân địa phương bảo bị tâm thần nên họ mới tha. Sau đó gia đình phải vay tiền bạc để bù một phần thiệt hại cho chủ xe”, ông Huỳnh nhớ lại.

Từ năm lên 3 tuổi, các con ông Huỳnh bắt đầu có những biểu hiện lạ

Lại có lần hai anh em chạy ra khỏi nhà, đập phá đồ đạc hàng xóm. Chiếc vô tuyến của gia đình hàng xóm mới mua cũng bị Lý vác ra sân đập nát, miệng liên tục nói “sửa, sửa…”. “Vợ chồng chúng tôi quá khổ vì các con. Nhiều khi tức quá, đánh chúng nó mấy cái, thì bị đánh trả lại. Nhìn vậy chứ mỗi khi khùng lên chúng dữ lắm, tôi khỏe sức mới chống lại được, chứ vợ tôi yếu nên chỉ biết chịu trận”, ông Huỳnh cho hay.

Sau mỗi lần con mình gây chuyện, vợ chồng ông phải xoay xở tiền để đền bù. Nhiều lần trong nhà không còn nghìn bạc, nhưng vẫn phải đi vay mượn để đền một phần thiệt hại cho khổ chủ. “Cũng vì các con mà tình cảm làng xóm bị ảnh hưởng, rạn nứt. Nhiều khi tôi xấu hổ, chán nản chẳng buồn ra đường”, người cha tâm sự. 

Nhà như bãi chiến trường

Cho đến hôm nay, vợ chồng ông Huỳnh và bà Nguyễn Thị Hằng (53 tuổi) vẫn chưa hiểu vì sao hai con mình lại phát bệnh tâm thần như vậy. Di chứng hồi năm 1987 ông Huỳnh nhập ngũ, đóng quân ở khu vực đã từng nhiễm chất độc da cam chăng? Nhưng đó mới là suy nghĩ của ông bà, vì việc xác minh, kiểm tra, xin chế độ không hề đơn giản.

Bà Hằng nhớ lại, lúc sinh ra, hai con không có dấu hiệu gì quá bất thường. Chỉ đến khi 3 tuổi, Bằng và Lý thường xuyên lên cơn co giật, ngã xuống đất bất thình lình. “Nhiều hôm đang ăn, cháu nó bổ nhào vào mâm cơm, hôm thì ngã ra phía sau. Cũng vì vậy mà trán, đầu các cháu chi chít vết sẹo”, lời người mẹ. 

Lo sợ, vợ chồng vội đưa con đi khám từ bệnh viện tỉnh đến trung ương thì đều có kết luận bị tâm thần. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, vì hoàn cảnh khó khăn, đàn con được đưa về nhà uống thuốc theo đơn của bác sỹ.

“Ngày nào cũng phải uống thuốc, nếu không các cháu lên cơn tâm thần nặng, đập phá đồ đạc và những người xung quanh. Có hôm lên cơn giật ngã xuống ao may mắn được hàng xóm phát hiện, vớt lên kịp thời”, vừa nói bà Hằng vừa chỉ vào hai chiếc xe máy bị đập cong vành nằm ở góc sân và nhiều đồ điện hư hỏng khác như quạt, lò điện.

Vợ chồng họ làm lụng quần quật nuôi hai miệng ăn “ăn không biết no, uống thuốc đều như vắt chanh hằng ngày”. Nỗi khổ tâm cũng dần quen đi nhưng rắc rối mà hai đứa con càng lớn càng mang lại nhiều hơn.

Hai con trai ông Huỳnh đều mắc bệnh tâm thần

Có hôm chúng lao vào nhau đấm đá, ông Huỳnh, bà Hằng mỗi người ôm một người kéo ra. Mà sức vóc lẻo khẻo của hai ông bà sao trụ lại được với hai thanh niên. Con lớn huých một cái, bà Hằng văng ra góc sân, ông Huỳnh buộc phải buông con út ra, đến lo cho vợ. Đến lúc này, hai đứa con ngơ ngẩn mới buông nhau ra, nhìn mẹ cười như chưa hề gây ra chuyện gì.

“Nhưng nó còn đánh nhau, còn chạy đi tung tung, còn phá phách được, nghĩa là chúng khỏe trong người. Vợ chồng tôi sợ cảnh hai thằng con tồng ngồng của mình cứ nằm luội một chỗ, không ăn, không uống được và lịm đi dần”.

Một người hàng xóm lắc đầu: “Cứ sểnh một tý là Bằng, Lý lại đi đập phá đồ đạc, bể nước chúng tháo không còn một giọt. Vì hiểu rõ bệnh tình nên người dân quanh đây tự bảo vệ tài sản của mình bằng cách khóa chặt cửa. Thế nhưng nhiều hôm hai anh em vẫn vào nhà phá đồ chán rồi nằm ngủ trên giường ngon lành”.

Bán rẻ đất lấy tiền duy trì sự sống

Hơn 20 năm chăm hai con tâm thần, bà Hằng suy kiệt cả về sức khỏe lẫn tinh thần nên hiện nay mất khả năng lao động. Chứng bệnh đau đầu khiến nhiều khi bà không làm chủ được hành vi của mình. “3 năm trở lại đây, vợ tôi đi bệnh viện như cơm bữa. Bà ấy liên tục kêu đau đầu như búa bổ, chóng mặt, nôn, không ăn uống gì được. Do vậy, mọi công việc lớn nhỏ trong nhà đều do tôi làm cả. Hết tắm rửa, cho hai đứa con ăn, tôi lại canh chừng vợ đề phòng trường hợp xấu. Đó là chưa kể mỗi khi đến mùa màng tôi phải làm việc”, lời ông Huỳnh.

Cách đây không lâu, hai con và bà Hằng ốm cùng một lúc. Các con đi bệnh viện tâm thần, bà Hằng ra Hà Nội điều trị, ông Huỳnh quay cuồng. “Hồi mẹ nó chưa ốm đau như bây giờ, tôi đi làm đá, ngày cũng được 200 nghìn đồng, đủ mua thuốc thang, thức ăn cho con. Giờ chẳng làm lụng được gì mà chúng nó ăn có biết no đâu”, ông Huỳnh nói.

“Miệng ăn núi lở, không biết gia đình tôi cầm cự được bao lâu nữa”

Cực chẳng đã, mới đây ông đành bán rẻ một phần đất của gia đình để lấy tiền thuốc men, ăn uống cho cả nhà. Ông bảo, bước đường cùng nên phải như vậy. Bán đất mới có tiền mua thuốc, đưa vợ đi bệnh viện. “Miệng ăn núi lở, không biết gia đình tôi cầm cự được bao lâu nữa”, ông Huỳnh thở dài.

Suốt nhiều năm qua, ban ngày vợ chồng ông phải xích con lại, ban đêm mới tháo ra cho con ngủ. Hai ông bà ghép thêm chõng, 4 người ngủ một chỗ. Vợ chồng ông ngủ ngoài, Lý với Bằng ngủ ở giữa. Đêm thanh vắng, hai con ông lại thính tai lạ lùng, chỉ cần nghe tiếng ô tô từ đâu vọng tới, là bò dậy, chạy ra khỏi nhà. Cha mẹ lao dậy, đuổi theo con, có khi đến sáng mới tìm được về. “Hơn 20 năm qua, chúng tôi chưa được một đêm ngủ ngon đúng nghĩa”, ông Huỳnh than thở.

Theo lời ông Huỳnh, dù bị tâm thần nhưng khổ nỗi hai con lại có sở thích đặc biệt với xe ô tô. Thấy xe ở đâu là hai người lại hò reo lao ra chặn ngay đầu xe hoặc leo tót lên. Cách đây không lâu, Bằng đập vỡ kính một chiếc xe. Đập phá chán, thanh niên mắc bệnh tâm thần lại xuống tháo hết dầu xe.

Đến khi lái xe và người dân phát hiện thì mọi chuyện đã muộn. “Lần đó, con tôi bị người ta đánh. May sao người dân địa phương bảo bị tâm thần nên họ mới tha. Sau đó gia đình phải vay tiền bạc để bù một phần thiệt hại cho chủ xe”, ông Huỳnh nhớ lại.

Suốt nhiều năm qua, ban ngày vợ chồng ông phải xích con lại, ban đêm mới tháo ra cho con ngủ. Hai ông bà ghép thêm chõng, 4 người ngủ một chỗ. Vợ chồng ông ngủ ngoài, Lý với Bằng ngủ ở giữa. Đêm thanh vắng, hai con ông lại thính tai lạ lùng, chỉ cần nghe tiếng ô tô từ đâu vọng tới, là bò dậy, chạy ra khỏi nhà. Cha mẹ lao dậy, đuổi theo con, có khi đến sáng mới tìm được về.

Đọc thêm