Hành hương ngàn dặm … tại chỗ
Theo một số liệu thống kê, kể từ đầu năm đến nay khi đại dịch bùng phát, ước tính có khoảng 600 triệu chuyến hành hương tâm linh và tôn giáo đã bị huỷ bỏ trên thế giới, trong đó 40% diễn ra ở châu Âu và hơn 50% diễn ra tại châu Á.
Hành hương trong tôn giáo thể hiện lòng thành kính của tín đồ bằng cách trải qua cuộc hành trình dài, tốn công sức, của cải, vượt qua nhiều thử thách để trở về một vùng đất thánh, qua đó đón nhận phước ban từ đấng tối cao của đạo.
Hành hương có thể là hành trình bên ngoài hoặc bên trong. Đại dịch hiện nay có thể khiến những người hành hương khó thể thực hiện được những chuyến đi về mặt vật lý nhưng không thể ngăn họ bước vào chuyến hành trình thiêng liêng trong tâm tưởng. Qua nhiều thế kỷ và xuyên suốt các nền văn hoá, đã có nhiều phương pháp khác nhau để bắt đầu chuyến hành trình này mà tín đồ không cần bước ra khỏi khu vực sống của họ.
Đó có thể là nghe, đọc về những cuộc hành hương của người khác; xem bản đồ, hình ảnh về những vùng đất thánh; được chạm vào đồ vật, món quà lưu niệm mang từ những vùng đất này và thực hiện một cuộc hành hương trong tưởng tượng và cảm thấy kết nối với đồ vật, con người, tôn giáo.
Một ví dụ điển hình là câu chuyện vào khoảng thế kỷ 15, khi một nhóm nữ tu sĩ đã tìm đến vị giáo sĩ người Dominica - Felix Fabri để hỏi ông về cách hành hương mà không phải bước ra bên ngoài. Sở dĩ mong muốn như vậy bởi vì họ đã lập lời thề sẽ sống tách biệt trong tu viện cả đời. Giáo sĩ Fabri có thói quen ghi chép lại các cuộc hành trình của mình nên sau khi nghe lời thỉnh cầu này, ông đã viết “Die Sionpilger” – một cuốn sách hướng dẫn hành hương đến những thánh địa như Santiago de Compostela, Jerusalem và Rome. Những nữ tu sĩ này có thể đọc cuốn sách này và “bắt gặp” những địa điểm, khung cảnh gắn liền với nhiều khía cạnh tôn giáo như di tích, đền thờ, thánh đường, phong cảnh linh thiêng gắn liền với các sự kiện quan trọng trong tôn giáo. Như vậy, với cuốn sách hướng dẫn hàng ngày của Fabri, người lữ hành có thể bước vào một cuộc hành trình ngàn dặm trong trí tượng tượng của mình mà không phải đi một bước nào.
Con đường “hành hương” của Phil Volker mô tả trong bộ phim “Phil's Camino”. |
Con đường của Thánh Gia-cô-bê trên sân nhà Phil
Đường hành hương Santiago de Compostela, còn gọi là Con đường của Thánh Gia-cô-bê, kéo dài từ biên giới với Pháp - Tây Ban Nha đến thành phố Santiago de Compostela. Con đường hành hương đi qua 1.800 tòa nhà, nhà thờ, công trình lịch sử, minh chứng cho sự phát triển của Kitô giáo. Và chuyến hành trình này đã được gói gọn trong khuôn khổ 4 héc-ta sân nhà của cụ ông 72 tuổi người Mỹ Phil Volker.
Phil là cựu chiến binh và tín đồ Công giáo. Ông đã luôn mong ước được thực hiện chuyến hành hương 500 dặm trên con đường của Thánh Gia-cô-bê. Nhưng sau khi được chẩn đoán ung thư vào năm 2013, Phil biết rằng mình sẽ không thể làm được điều này. Do vậy, ông đã nghĩ ra một cách: vẽ bản đồ con đường hành hương Santiago de Compostela trong phạm vi ngôi nhà của mình tại đảo Vashon (Tây Bắc Thái Bình Dương). Điều truyền cảm hứng cho ông là bộ phim “The Way”, cuốn sách “Everyday Camino With Annie” của Annie O’Neil và câu chuyện nhà toán học Hy Lạp Eratosthenes (Thế kỷ 2 TCN) đã tìm cách đo chu vi Trái Đất bằng cách sử dụng Mặt trời, một cái que và một cái giếng.
Volker bắt đầu đi bộ vòng quanh khu đất 4 héc-ta của mình hằng ngày và cầu nguyện. Với chu vi mỗi vòng khoảng 800 mét, ông tính toán rằng cần phải thực hiện 909 vòng để đi từ S
Volker bắt đầu đi bộ một vòng quanh khu đất rộng 4 héc-ta của mình trên đảo Vashon ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Đó là cơ hội để tập thể dục, điều mà các bác sĩ đã khuyến khích, nhưng cũng tạo ra không gian để suy nghĩ và cầu nguyện.
Mỗi vòng quanh chỗ nghỉ chỉ hơn 800 mét. Nhận ra rằng mình đang ở một khoảng cách khá xa, anh ta tìm một bản đồ của tuyến đường hành hương Camino de Santiago để theo dõi tiến trình của mình, tính toán rằng 909 vòng sẽ đưa anh ta từ tỉnh St. Jean Pied-de-Port (Pháp) đến Nhà thờ Thánh James (Cộng hoà Séc). Đến nay, Volker đã hoàn thành 3 chuyến hành hương (mỗi chuyến dài 500 dặm) mà không cần rời khỏi sân sau nhà mình.
Cộng đồng vẫn gọi đó là “Con đường Camino của Phil”. Họ biết đến các chuyến đi của ông qua bộ phim tài liệu “Phil’s Camino”, blog hàng ngày của ông và một bài báo trên tạp chí Northwest Catholic. Năm 2017 là năm kỷ niệm lần điều trị hoá trị thứ 100 của Phil, bệnh ung thư của ông đã tiến triển đến giai đoạn 4 nhưng ông vẫn đi và cầu nguyện thường xuyên. Câu chuyện của Phil Volker đã truyền cảm hứng, sự chữa lành và an ủi đến với nhiều du khách, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Ông chia sẻ: “Lời khuyên đối với những người mới bắt đầu, hãy học cách đọc bản đồ, cách phát âm đúng tên các thị trấn, học cách đi trong bụi và bùn, vượt qua mưa gió, và đặc biệt hãy học cách tưởng tượng mình đang thưởng thức ẩm thực tại những vùng đất mới”.
Bản đồ Jerusalem là một công cụ quan trọng trong chuyến hành trình tưởng tượng về đất thánh. |
Hành hương bằng Google Map
Câu chuyện của Phil Volker không phải là duy nhất, Sara Postlethwaite – một tín đồ của Hội truyền giáo Tin Lành Verbum Dei (Mỹ) cũng đã làm được điều tương tự khi thực hiện con đường hành hương của Thánh Kevin ngay tại thành phố Daly (bang California) nơi cô đang sống.
Con đường Thánh Kevin dài 30km từ Hollywood xuyên qua những ngọn đầu của quận Wicklow để tới thung lũng Glendalough (Ai-len) – nơi Thánh Kevin đã lập ra một tu viện và dành phần đời còn lại một mình cầu nguyện vào khoảng thế kỷ 7 SCN. Nơi đây đến nay chỉ còn là tàn tích của các tu viện cổ xưa nhưng vẫn được coi là một vùng đất thiêng liêng với những tín đồ mộ đạo.
Postlethwaite có ý định trở về quê hương Ai-len vào mùa xuân năm 2020 để vượt qua con đường Thánh Kevin nhưng phải dừng kế hoạch bởi dịch Covid-19. Theo đó, câu chuyện của Phil Volker đã truyền cảm hứng cho cô thực hiện một chuyến hành hương tưởng tượng với sự trợ giúp của Google Map. Theo đó, cô tra cứu bản đồ của con đường và thực hiện một loạt các chuyến đi 2,4km mỗi ngày tại thành phố Daly (bang California). Cô thường xuyên kiểm tra hành trình của mình trên Google Map để biết được tiến độ chuyến đi và chụp lại hình ảnh những địa điểm mà mình đã đi qua. Không bất ngờ, nhiều tín đồ trong Hội truyền giáo đã hưởng ứng và tham gia chuyến đi bộ của Postlethwaite.
Sau mỗi ngày đi bộ, cả đoàn thường chọn dừng lại ở một địa điểm (có thể là một nhà kho tại một ngôi nhà của người nào đó trong đoàn). Postlethwaite khuyến khích mọi người chia sẻ và phản ánh những suy tưởng của mình về cuộc sống hiện tại. Đó có thể là vấn đề phân biệt chủng tộc, công lý xã hội và quyền bình đẳng và chiêm nghiệm về bản thân sau mỗi chuyến đi.
Nhìn về Việt Nam, nước ta có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhu cầu hướng tới những giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tôn giáo; do đó du lịch tâm linh ngày càng sôi động, trở thành xu hướng phổ biến trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam. Ba tháng đầu năm là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn trên toàn quốc, thu hút đông du khách đến tham quan, chiêm bái nhưng toàn bộ hoạt động hầu như đều bị huỷ bởi dịch bệnh. Ngay khi đại dịch được kiểm soát lần đầu tiên, đền, chùa trên các tỉnh thành được mở cửa đón khách trở lại nhưng không lâu sau lại bùng phát dịch bệnh lần thứ hai.
Dù vậy, không thể phủ nhận du lịch tâm linh đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, gắn kết các nền văn hoá trong thế giới tinh thần. Đại dịch không phải nguyên nhân đầu tiên và duy nhất khiến cho những tín đồ không thể hành hương. Thay vào đó, những tín đồ mộ đạo trên thế giới sẽ luôn tìm kiếm những phương thức thay thế để thực hiện chuyến đi của mình, bộc lộ tấm lòng thành kính, với một tâm tưởng luôn hướng về đức tin, tôn giáo của mình. Qua đó, hành hương còn là quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm để họ cải thiện chính mình.