MC:
- Hiếm muộn là một vấn đề lớn của xã hội hiện đại đã gây ra nhiều áp lực tâm lý cho các cặp vợ chồng. Việc không thể có con không chỉ là một nỗi đau cá nhân mà còn mang theo áp lực từ gia đình và xã hội. Điều này đặc biệt đúng trong các nền văn hóa coi trọng việc duy trì dòng dõi gia đình. Sự kỳ vọng về việc có con có thể gây ra căng thẳng và xung đột trong hôn nhân, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của hiếm muộn có thể đến từ cả nam và nữ, hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân cụ thể. Sự tiến bộ của y học hiện đại đã mang đến nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật tiên tiến khác giúp nhiều cặp đôi có cơ hội thực hiện ước mơ làm cha mẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự đồng cảm, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai vợ chồng và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách tốt nhất.
- Câu chuyện về việc mang thai tự nhiên sau nhiều năm hiếm muộn của chị Huế (47 tuổi, Hưng Yên) là minh chứng cho sự kỳ diệu và bất ngờ của cuộc sống, mang đến những bài học sâu sắc về hy vọng và kiên nhẫn. Trải qua nhiều năm đối mặt với những thất bại và đau khổ từ các phương pháp điều trị hiếm muộn không thành công, chị Huế và chồng đã chấp nhận sự thật đau lòng.
#BANGNHANVAT1: Cách đây 6 năm, chị ra bệnh viện Bưu Điện, chị làm hết các xét nghiệm thì bác sĩ bảo là trường hợp của chị là chỉ được 15% có thai thôi. Bác sĩ khuyên chị nên dừng lại ở đây vì nó cũng như là 1 cái xe máy hết hạn rồi nên chị cũng dừng lại, không đi tiếp nữa.
MC:
- Tuy nhiên, chính vào lúc họ ít mong đợi nhất, phép màu đã xảy ra, như một sự đền đáp cho những nỗ lực không ngừng nghỉ và tình yêu vững bền của họ. Sự kiện mang thai tự nhiên này không chỉ đem lại niềm hạnh phúc vỡ òa cho gia đình mà còn khẳng định rằng cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ khó lường. Nó khích lệ những ai đang trên con đường gian nan tìm kiếm con cái không bao giờ từ bỏ hy vọng, vì không ai biết được điều kỳ diệu nào có thể xảy ra vào ngày mai.
#BANGNHANVAT2: Chị không có một phương pháp nào cả. Thai tự nhiên luôn. Trào ngược dạ dày, bị ợ lên thì chị nghĩ mình bị dạ dày, với cả chị bị đau
ngực, lúc đó chị chỉ nghĩ là chị bị hành kinh chứ chị không nghĩ là chị có bầu. Sau đó chị đi siêu âm, bác sĩ bảo chị có thai 7 tuần. Sáng hôm sau, vợ chồng chị ra luôn viện Phụ sản Trung ương để khám. Chị khám tự nguyện, giáo sư Cung Thị Thu Thuỷ siêu âm và cho kết quả là có thai. Nhưng bác sĩ bảo rằng: ”Mừng thì ít mà lo thì nhiều. Vì em năm nay nhiều tuổi rồi, mà lại bị xơ hoá tử cung”. Chị kiểm tra NIP xong bắt đầu giáo sư cho chị đi chọc ối. Chị không biết là chọc ối như thế nào, cũng lo lắm vì bác sĩ bảo 5000 người mới có 1 người bị rỉ ối. Vào phòng khám xong chị tụt huyết áp, xong là lo sợ thì bác sĩ mới bảo làm gì mà huyết áp tụt thế nên cho chị đi nghỉ một lúc, sau vào khám thì lại chọc được. Kết quả chọc ối thì được, đẹp, không sao cả. Trước thì bác sĩ lo, bác sĩ bảo là nhiều tuổi rồi, bây giờ dị tật thai nhi nhiều, sau khi xem kết quả thì bảo không bị làm sao thì bấy giờ giáo sư mới nói “ chúc mừng em, kết quả của em tốt rồi, bây giờ về bồi dưỡng thật nhiều vào, trước chị không dám chúc mừng em vì chị cũng lo lắm, lo hơn cả em ý”. Sau đó trung bình cứ 3 tuần chị đi khám 1 lần, sau là 2 tuần/ 1 lần, gần đến ngày sinh là 1 tuần/1 lần.
MC:
- Hành trình mang thai sau nhiều năm hiếm muộn đầy những khó khăn và thử thách. Khi tin vui cuối cùng cũng đến, niềm hạnh phúc ngập tràn nhưng đồng thời cũng mang theo nhiều lo lắng. Chị cẩn trọng hơn trong mọi hoạt động hàng ngày, từng bữa ăn, từng giấc ngủ đều được chú ý kỹ lưỡng.
#BANGNHANVAT3: Có một lần, chị cứ nghĩ mình uống viên sắt thì nó nóng ra chứ cũng không nghĩ là bị sốt xuất huyết. Chị cũng lại ra viện Phụ sản Trung ương gặp bác sĩ khám xem là mình bị làm sao. Sau đó chị được giới thiệu sang bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với kết quả sốt xuất huyết và chị nằm viện theo lời khuyên của bác sĩ cho yên tâm. Mỗi ngày xét nghiệm một lần. Chị nằm viện được 4 ngày thì bác sĩ cho chị ra viện. Chị chỉ bị nôn khan thôi.
MC:
- Lần đầu làm mẹ, chị Huế cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Có những lúc chị cũng lóng ngóng không biết nên làm gì, hay có đôi khi vận động khiến vết mổ chưa lành hẳn bị động. Nhưng chị có sự động viên từ người chồng, sự giúp đỡ, quan tâm chăm sóc từ những người thân trong gia đình nên tinh thần chị cũng thoải mái hơn nhiều. Vì thế mà quá trình hồi phục sau mổ cũng nhanh hơn. Dẫu hành trình này đầy gian nan,
nhưng niềm tin và tình yêu dành cho con đã giúp chị vượt qua tất cả, biến những thử thách thành những khoảnh khắc đáng nhớ và thiêng liêng.
#BANGNHANVAT: Sau sinh thì chị bị bí tiểu nên là chị phải ở lại viện 6 ngày. Chị không thể ngồi được, kiểu như có cái kim chọc ở bụng ấy, khó chịu lắm, cháu bú được ít, chủ yếu là ăn sữa ngoài. Trong thời gian đó bác sĩ thông tiểu cho chị, chị đi lại bình thường được thì bác sĩ mới cho chị về nhà. Sau khi về nhà thì trộm vía cháu rất là ngoan, cháu cứ 2 tiếng rưỡi lại ăn 1 lần xong lại ngủ. Nhưng mà cháu cứ ăn no là cháu hay bị ợ sữa nên là chị sợ, chị cứ ngồi bế cháu ngủ say thì chị mới dám đặt cháu ra giường.
- Câu chuyện của chị Huế đã cho thấy tầm quan trọng của sự ủng hộ lẫn nhau trong hôn nhân. Việc cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn giúp củng cố tình cảm và sự gắn kết giữa vợ chồng, tạo nền tảng vững chắc để chào đón đứa con ra đời. Đồng thời, nó cũng khuyến khích xã hội hãy hiểu và thông cảm hơn với những cặp vợ chồng hiếm muộn, từ đó tạo ra một môi trường đầy yêu thương và ủng hộ. Đây là lời nhắc nhở rằng mỗi người đều có hành trình riêng và mọi điều tốt đẹp đều đến vào thời điểm phù hợp. Niềm tin, hy vọng, và sự kiên trì sẽ luôn là những yếu tố quan trọng giúp vượt qua khó khăn và đạt được những điều kỳ diệu trong cuộc sống.