[links()] Ngày mai (21/3), Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước từ Hà Nội bay vào kiểm tra thực tế đập chính của Thủy điện Sông Tranh 2 để đưa ra kết luận cuối cùng về các vết nứt này.
Sáng nay, ông Trần Văn Được, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 đã có mặt tại hiện trường vụ nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát kiểm tra.
Ông Trần Văn Được trả lời báo chí tại vị trí vết nứt lớn nhất sáng 20/3. |
Chiều qua, trong công văn khẩn gửi cho UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Bắc Trà My và một số cơ quan thông tấn báo chí do ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 – EVN ký lý giải: “Hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí phía hạ lưu đập là tại các vị trí khe nhiệt chứ không phải khe nứt. Các khe nhiệt này được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập (30 khe), xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu, mục đích là nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bêtông trong quá trình thi công và vận hành sau này.
Hiện đơn vị thi công đang xử lý thấm của đập để làm giảm tổng lượng thấm. Trong quá trình xử lý, chúng tôi tin rằng lượng thấm sẽ giảm và chất lượng công trình sẽ tốt hơn. Các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lượng thấm qua đập khoảng 30 lít/giây, hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của công trình”.
Ông Trần Văn Được, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra tại các vết nứt sáng 20/3. |
Để xác định được rõ nguyên nhân nào gây nên việc đó phải có các cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra, đánh giá mới có kết luận chính thức được. Khi chưa có một cơ quan chuyên môn, đầu ngành nào vào cuộc kiểm tra, đánh giá mà Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN lại ra công văn khẩn giải thích thế này thì quá chủ quan!”.
Công văn phản bác của UBND huyện Bắc Trà My đối với công văn khẩn của Ban Quản lý dự án thủy điện 3. |
Ông Tuấn cho biết thêm, cách giải thích của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 làm cho huyện không yên tâm được. Cho rằng, lượng nước chảy qua thân đập chỉ có 30 lít/1 giây là không có cơ sở, chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đo được lượng nước chảy qua thân đập từ các vết nứt này nhiều gấp mấy lần con số đấy.
“Việc cho rằng đây là “khe nhiệt co giãn bê tông” thì cứ cho nó chảy tự nhiên, cớ gì Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN vẫn chỉ đạo công nhân dùng khoan máy khoan lỗ bơm hóa chất vào trám bịt lại làm gì. Việc dùng khoan máy khoan bơm hóa chất vào để bịt các vết nứt sẽ làm giảm chất lượng công trình, vì nước vẫn thấm vào bên trong thân đập.
Theo quy định, bê tông bị thấm, ngâm nước sẽ bị ăn mòn. Nếu đã giảm chất lượng công trình thì nguy cơ mất an toàn của đập là cao, bởi vì phải tính hiệu quả sử dụng lâu dài”, ông Tuấn khẳng định.
Cũng trong chiều nay, ông Trần Anh Tuấn đã ký công văn gửi cho UBND tỉnh Quảng Nam bác công văn khẩn của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN.
Thiên Thanh