Sự kiện do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức ngày 30-31/3 dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao.
Trong chương trình kéo dài 2 ngày 30-31/3, VGLN 2019 sẽ tập trung vào chủ đề “Nâng tầm thương hiệu Việt Nam” (Brand Vietnam), nhằm mục đích đánh thức tiềm lực quốc gia, đưa thương hiệu và giá trị Việt cạnh tranh trên trường quốc tế, đồng thời đặt nền móng đầu tiên cho mạng lưới Người Việt có tầm ảnh hưởng (Vietnam Global Leaders Network).
GS.TS. Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE Global) |
Cũng theo GS. TS. Nguyễn Đức Khương, những diễn giả nhận lời tham dự Diễn đàn đều tin tưởng mạnh mẽ vào tiềm năng phát triển của Việt Nam.
"Chúng tôi rất vinh dự và tự hào vì những cá nhân hay tổ chức được mời đều rất ủng hộ sáng kiến này. Họ cho rằng đây là cơ hội rất tốt để chia sẻ những kinh nghiệm, những đóng góp, những cống hiến của họ và mong muốn những chia sẻ đó được lan toả rộng hơn. Từ đó chúng tôi có thể thiết kế ra những chương trình, những dự án cụ thể để cùng nhau xây dựng, phát triển. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều chia sẻ một niềm tin, đó là đất nước của chúng ta có rất nhiều tiềm năng và tiềm năng này cần được khai thác tốt hơn trong thời gian tới. Và đặc biệt, chúng tôi tin rằng tri thức và trí tuệ tập thể sẽ trở thành một sức mạnh to lớn", GS. TS. Khương nói.
Sự kiện VGLF đầu tiên diễn ra ngày 30-31/3 tại Paris (Pháp) sẽ là bước đi đầu tiên cho một chiến lược quốc gia để thu hút và kết nối tài năng người Việt và gốc Việt trên toàn thế giới.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt ở nước ngoài Nguyễn Hoành Năm phát biểu tại diễn đàn
Diễn đàn VGLF thể hiện khát vọng của những người tổ chức, khách mời, và đại biểu tham dự trong việc huy động nguồn lực người Việt ở khắp nơi trên thế giới để đóng góp vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng của đất nước. Một sự kết nối dựa trên tri thức, sáng tạo và trí tuệ tập thể sẽ là chìa khóa đưa đến những cộng hưởng nguồn lực vô tận.
Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 9h 30/3 (giờ địa phương), tức 15h (giờ Hà Nội).
Đặc biệt, diễn đàn có sự tham dự của 200 khách mời danh dự là người Việt thành đạt và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới trong các lĩnh vực khác nhau, từ chính trị gia, nhà khoa học, doanh nhân, đến bác sỹ, luật sư, nghệ sỹ...
Chương trình bao gồm các phiên trình bày và thảo luận giữa các diễn giả và khách mời tham dự, giữa các doanh nghiệp và các đối tác triển vọng về các chủ đề Xây dựng thương hiệu Việt Nam, Nông nghiệp, Du lịch, Công nghệ đổi mới và tăng trưởng, Văn hóa và con người.
Diễn giả Tôn Nữ Thị Ninh, Cựu Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg đăng đàn ngay sau phiên khai mạc |
Phiên thảo luận với các tham luận viên Tôn Nữ Thị Ninh, ông Dương Trung Quốc, Giáo sư Sử học; Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay; Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội, doanh nhân Hoàng Chúc Giám đốc điều hành MI29...
Bên lề Diễn đàn là các buổi trao đổi cho doanh nghiệp và các dự án lớn của cá nhân với các tập đoàn hàng đầu của Pháp.
Diễn đàn sẽ là bước đi đầu tiên và quan trọng cho một chiến lược quốc gia dài hạn để thu hút, kết nối và xây dựng mạng lưới tài năng người Việt và gốc Việt trên toàn thế giới, đưa Việt Nam vững bước trên con đường phát triển dựa trên tri thức và đổi mới sáng tạo.
Trước đó, từ sáng 29/3, công tác chuẩn bị diễn ra tấp nập tại lâu đài Salomon de Rothschild, Paris. Ban tổ chức cho biết, đây là lần đầu tiên một diễn đàn cho người Việt có tầm ảnh hưởng toàn cầu được tổ chức nhằm phát huy tiềm lực to lớn của mạng lưới liên kết nhân tài toàn cầu của Việt Nam. Một số hình ảnh về ngày làm việc thứ 2 của Diễn đàn: