Hồng Công thu giữ 26 tấn vây cá mập đang có nguy cơ tuyệt chủng

(PLVN) - Hồng Công đã thu giữ 26 tấn vây cá mập nhập lậu, được cắt từ khoảng 38.500 con cá chủ yếu của hai loài cá mập sắp tuyệt chủng.

Hồng Công thu giữ 26 tấn vây cá mập đang có nguy cơ tuyệt chủng

Lần vận chuyển lậu kỷ lục này được phát hiện trong hai container đến từ Ecuador. Cục Hải quan Hồng Công cho biết, số vây cá thu được trong lần triệt phá này lớn nhất trong lịch sử. Quan chức Hải quan Danny Cheung nói với các phóng viên rằng: "Mỗi container hàng gồm 13 tấn, đã phá vỡ kỷ lục thu giữ 3.8 tấn vây cá mập vào năm 2019".

Hầu hết các vây là của cá mập nhám đuôi dài và cá mập lưng xám - cả hai loài có nguy cơ tuyệt chủng. Một người đàn ông 57 tuổi đã bị bắt nhưng đã được tại ngoại trong khi chờ đợi điều tra thêm.

Một số quần thể cá mập đã bị suy giảm trong vài thập kỷ qua do bị săn bắt. Các đội tàu đánh cá thường cắt vây cá mập và sau đó ném con vật bị giết xuống biển. Các vây khô được bán với số tiền đáng kể và thường được phục vụ trong món súp đắt đỏ trong các bữa tiệc.

Việc bán và tiêu thụ vây cá mập không phải là bất hợp pháp ở Hồng Công, nhưng phải được cấp phép. Sau nhiều năm các nhà môi trường và những người nổi tiếng, vì như ngôi sao bóng rổ Trung Quốc Diêu Minh, nỗ lực vận động đã khiến món ăn trở nên kém phổ biển hơn đối với người tiêu dùng trẻ tuổi ở Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông và Đài Loan, nhưng nó vẫn là món ăn được các thế hệ cũ ưa thích, và nhiều khách sạn nhà hàng nổi tiếng vẫn bán loại hàng này.

Một cuộc khảo sát năm 2018 của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới cho thấy, 7 trong số 10 người Hồng Kông đã ăn vây cá mập trong năm đó, thường là tại các đám cưới, ăn văn phòng và các cuộc họp mặt gia đình.

Wild Aid ước tính khoảng 73 triệu con cá mập bị giết mỗi năm để lấy vây. Nghiên cứu của họ cho biết mức tiêu thụ đã giảm đáng kể trên lục địa Trung Quốc nhưng ngày càng phổ biến ở Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

Với cảng quốc tế sầm uất, Hồng Công từ lâu đã trở thành con đường buôn bán lớn đối với những kẻ buôn lậu động vật hoang dã và ma túy. Nhập khẩu các loài có nguy cơ tuyệt chủng mà không có giấy phép là bất hợp pháp, có thể bị phạt tới 10 năm tù và phạt tiền tới 10 triệu đô la Hồng Công (1.3 triệu đô la).

Đọc thêm