"Cơ sở hạ tầng đầu tiên thuộc loại này ở phía đông Địa Trung Hải sẽ tăng cường hội nhập thị trường khu vực giữa Hy Lạp và Ai Cập, giữa châu Âu và Bắc Phi, cho phép tất cả các bên mở rộng sự tham gia của năng lượng tái tạo, chống lại các tác động một cách hiệu quả", ông Skrekas nói.
Bộ trưởng Năng lượng Ai Cập cho biết: “Đường truyền tải điện mà chúng tôi đang xem xét hiện nay có nhiều lợi ích để đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước, bao gồm đảm bảo và ổn định hệ thống điện cho cả hai quốc gia, giảm biên độ dự trữ để đối phó với các trường hợp khẩn cấp và đa dạng hóa các nguồn năng lượng điện”.
|
Các Bộ trưởng của Síp, Israel và Hy Lạp (từ phải sang) ký thỏa thuận về Dự án "EuroAsia Interconnector" tại Phủ Tổng thống ở Nicosia, Síp ngày 8/3/2021. Ảnh: PIO/phát qua Reuters |
Theo ông Shaker, “ở Ai Cập trong 5 hoặc 6 năm qua… chúng tôi bị thiếu hụt nguồn cung cấp điện, giờ đây chúng tôi đã thừa nguồn cung cấp điện”.
Thỏa thuận được đưa ra khi Hy Lạp, Síp và Israel có kế hoạch xây dựng Euro-Asia Interconnector, tuyến cáp điện dưới nước dài nhất và sâu nhất thế giới băng qua Địa Trung Hải, với chi phí khoảng 900 triệu USD.
Bản ghi nhớ Hy Lạp-Ai Cập thiết lập một nhóm làm việc cấp cao gồm các quan chức cấp cao, đại diện của các nhà vận hành lưới điện và các cơ quan quản lý năng lượng. Nhóm sẽ kiểm tra các phương tiện và nguồn vốn để thực hiện dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phép và phê duyệt kịp thời, cần thiết cho các nghiên cứu khả thi, Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp cho biết.
Là một phần của dự án, Síp sẽ ký một thỏa thuận tương tự với Ai Cập vào hôm nay (16/10).
Thỏa thuận này tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa Hy Lạp và Ai Cập, hai nước đã ký một hiệp định về ranh giới biển của họ vào năm ngoái, trao cho họ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên.