Triết lý kinh doanh là tạo ra tính nhân văn cho xã hội
Thưa anh, được biết trước khi xây dựng thành công thương hiệu Karofi anh đã từng trải qua rất nhiều vị trí khác nhau ở những công ty lớn?
Năm 2002 tôi tốt nghiệp khoa Hóa Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi từng có thời gian nghiên cứu khoa học vật liệu tại Viện Hàn Lâm khoa học Quốc gia và làm Trưởng phòng Kỹ thuật cho công ty XNK Viglacera với dự án sản xuất Gương công nghệ tráng bạc. Trong thời gian làm việc tại đây, tôi cảm thấy môi trường Nhà nước không phù hợp với bản thân nên đã chuyển sang làm cho phòng R&D của một công ty ở Malaysia. Năm 2005 tôi trở về Hà Nội và làm Maketing Executive cho Bayer Material Science của Đức – một trong những tập đoàn lớn ở Top 200 của Thế giới.
Từ 2006 đến 2010 tôi công tác tại phòng Quản lý kinh doanh mảng vật liệu nhựa cho Công ty General Electric của Mỹ (Tập đoàn lớn trong top 10 của thế giới) và tốt nghiệp MBA trường ĐH Leipzig của Đức (Trường Đại học lịch sử hơn 600 năm). Tiếp đó là năm 2010 tôi đảm nhiệm chức Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Thành Nam kiêm CEO cho một công ty con trong tập đoàn.
|
Khi quyết định thành lập Karofi, tâm nguyện của chúng tôi chính là việc cung cấp các giải pháp tối ưu nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Với ý nghĩa đó, Karofi đã không ngừng nỗ lực, nghiên cứu, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Hiện tại, Karofi có hai sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là Máy lọc nước thông minh giúp tự động báo thay lõi lọc, tự động sục rửa màng RO và cảnh báo áp lực nước thấp. Tiếp đó là cây nước nóng lạnh hút bình giúp cho người tiêu dùng tiện lợi hơn. Bình chỉ cần để ở dưới và trong thân máy cũng có thể giúp cho người già, phụ nữ, trẻ em dễ dàng sử dụng.
Yếu tố nào được anh chú trọng nhất trong việc đưa các sản phẩm của Karofi đến với người tiêu dùng?
Yếu tố mà chúng tôi chú trọng nhất là chất lượng sản phẩm. Mỗi một sản phẩm của Karofi khi được tung ra thị trường đều phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá ít nhất là từ 18 - 24 tháng. Công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm hoàn thiện. Ngoài yếu tố đó, chúng tôi còn chú trọng về giá trị gia tăng dịch vụ. Karofi đã lập ra trung tâm dịch vụ hoạt động 24h nhằm phục vụ tư vấn, hỗ trợ chu đáo hơn cho mọi khách hàng.
Karofi đủ sức đương đầu với thách thức
Là một thương hiệu non trẻ nên chắc hẳn phải Karofi cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách. Anh có thể chia sẻ thêm về vấn đề này và hướng giải quyết của ban lãnh đạo công ty để có thể vượt qua “bão táp”?
|
Bên cạnh đó, Karofi cũng phải đối đầu và cạnh tranh với nhiều thương hiệu lớn nhưng chúng tôi đã vượt qua tất cả, đưa thương hiệu Karofi ra thị trường, mang lại những giá trị đích thực đến tay người tiêu dùng. Để làm được đó, chúng tôi đã thiết lập mục tiêu phù hợp với nguồn lực từng giai đoạn. Tức là, không đặt mục tiêu quá lớn khi công ty mới ra đời, hoặc mục tiêu quá nhỏ khiến bước tiến của Karofi chậm lại. Việc tiếp theo là lập kế hoạch Marketing và kinh doanh một cách bài bản. Đồng thời, xây dựng hệ thống thông qua Mô tả công việc, Quy trình, KPI và phương pháp trả lương 3P.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực với Karofi sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Anh có cảm thấy lo lắng về sự cạnh tranh này không?
Chúng tôi không cảm thấy lo lắng về vấn đề này bởi vì hiện nay đang là nền kinh tế phẳng. Hơn nữa Karofi cũng đã thiết lập mạng lưới phân phối, chủ động về công nghệ, thương hiệu đã được khẳng định… Karofi có những lợi thế cạnh tranh riêng đủ sức đương đầu với thách thức.
Dù là “đi sau” nhưng Karofi lại đang “vượt trước” những thương hiệu lớn. Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, anh đã rút ra kinh nghiệm gì trong việc điều hành Karofi?
Kinh nghiệm đáng quý nhất của tôi là việc xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp, thể hiện sự tôn trọng và chia sẻ, động viên với toàn thể cán bộ công nhân viên.
|
Thành công của Karofi ngày hôm nay là có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ nhân viên. Anh đã lựa chọn, đào tạo nhân viên thế nào để họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao?
Karofi thành công trong thời gian ngắn như vậy do sự đóng góp, cống hiến hết mình của đội ngũ nhân sự. Về cơ bản, đa số các doanh nghiệp lựa chọn và đánh giá nhân viên dựa vào năng lực, nhưng tôi thì lại nghiêng về mặt thái độ và sự nhiệt huyết của họ. Năng lực có thể đào tạo thêm nhưng thái độ, ý thức không tốt thì rất khó sửa đổi. Karofi tự tin tiến lên trong một thời gian ngắn là do có đội ngũ nhân sự làm việc chuyên nghiệp, nhiệt huyết và đồng lòng hướng đến mục tiêu chung. Cùng với đó họ cũng rất ý thức trong việc học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bản thân.
Sáng tạo chính là điểm cộng để giúp cho các công ty phát triển. Là người lãnh đạo Karofi, anh tạo cơ chế như thế nào để giúp các nhân viên luôn phát huy khả năng sáng tạo của mình?
Karofi luôn trân trọng ý kiến sáng tạo, đóng góp của các nhân viên. Và nếu ý kiến sáng tạo đó có giá trị thì sẽ được thưởng xứng đáng. Ngoài ra chúng tôi cũng tổ chức định kỳ phong trào thi đua Cải tiến sáng tạo kết hợp với 5S để khuyến khích tư duy sáng tạo, cống hiến của mọi người.
Đa số các nhân viên của Karofi đều có tuổi đời rất trẻ nhưng họ rất thông minh, tận tâm, đầy nhiệt huyết, có tinh thần ham học hỏi và rất đoàn kết để cùng nhau phát triển.. Với cơ chế của Karofi mọi người đều được làm việc trong môi trường thân thiện, lành mạnh để khích lệ sự sáng tạo.
Lời khuyên của anh dành cho các doanh nghiệp mới trong vấn đề tuyển dụng nhân sự ra sao?
Các công ty mới thành lập thường hay lo lắng về chi phí cho nhân sự. Nhưng tôi cho rằng, con người mới là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự thành công vì thế cần phải có sự đầu tư về nhân sự. Chúng ta cần xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, Chính sách đãi ngộ và Đánh giá minh bạch, công bằng các thành tựu của nhân viên. Hơn nữa cần tôn trọng nhân sự bởi họ là đối tác để cùng thực hiện mục tiêu chung.
Anh có thể chia sẻ một chút về chiến lược phát triển lâu dài của Karofi?
Trong cái nhìn trung hạn, đến năm 2018 Karofi trở thành thương hiệu Việt Nam hàng đầu về thiết bị gia dụng. Chiến lược lâu dài hơn là các sản phẩm của chúng tôi sẽ được xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ la tinh.
Là một doanh nhân trẻ thành đạt, anh có bí quyết gì để cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình?
Thực tế việc cân bằng giữa hai vấn đề này là tương đối khó. Mỗi doanh nhân đều có mục tiêu nhất định trong các giai đoạn của cuộc đời. Tôi luôn biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên và quản lý tốt thời gian để có thể cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Cuối tuần tôi thường đưa vợ con đi chơi để gắn kết tình cảm gia đình và tạo sự thoải mái cho bản thân sau chuỗi ngày làm việc vất vả.
Xin cảm ơn anh và chúc anh luôn thành công trong công việc là cuộc sống!