Để đạt được mục tiêu “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng…” mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra thì cùng với sự quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, quần chúng và nhân dân rất kỳ vọng vào việc cố gắng thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan chức năng. Và một trong những giải pháp ấy chính là phát huy tối đa hiệu quả của việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.
Để đạt được mục tiêu “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng…” mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra thì cùng với sự quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, quần chúng và nhân dân rất kỳ vọng vào việc cố gắng thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan chức năng. Và một trong những giải pháp ấy chính là phát huy tối đa hiệu quả của việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.
|
Hình minh họa nguồn Internet |
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập (hiện đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 68/2011/NĐ-CP), Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện.
Có điều, trong vài năm đầu, việc thực hiện còn chưa đồng đều, một số nơi triển khai chậm, có nơi gặp khó khăn, vướng mắc do nhận thức của các cấp, các ngành chưa nhất quán, chưa thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Nhưng sau đó, với việc tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của cơ quan chức năng và việc Chính phủ ban hành văn bản phê bình một số bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện thì việc kê khai tài sản đã có tiến bộ rõ rệt và dần đi vào nền nếp.
Chẳng hạn, năm 2008, có 313.317 người kê khai lần đầu, 17 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc kê khai đúng thời hạn. Sang năm 2009, có 388.404 người kê khai lần đầu và 238.455 người kê khai bổ sung, 32 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 27 địa phương hoàn thành việc kê khai đúng thời hạn. Năm 2010, có 105.070 người kê khai lần đầu và 514.524 người kê khai bổ sung, 32 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 24 địa phương hoàn thành việc kê khai đúng thời hạn. Các bộ, ngành, địa phương khác tuy chưa hoàn thành 100% nhưng kết quả kê khai lần đầu bình quân đạt 97%, kê khai bổ sung đạt 96%...
Mặc dù còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp (việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn…) song việc kê khai tài sản, thu nhập đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức về trách nhiệm minh bạch tài sản, thu nhập và có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định, giúp cho công tác quản lý cán bộ, đảng viên được chặt chẽ hơn.
Nhằm bảo đảm hiệu quả cao hơn của giải pháp minh bạch tài sản, thu nhập, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung một số quy định hoàn thiện cho giải pháp này như quy định về trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản so với những lần kê khai trước và nguyên tắc xử lý đối với trường hợp không giải trình được một cách minh bạch, hợp lý; quy định về việc công khai tại nơi cư trú đối với bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; quy định để cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ chủ động xác minh bản kê khai tài sản đối với một số đối tượng nhất định; quy định việc cán bộ, công chức phải thanh toán qua tài khoản khi mua sắm những tài sản có giá trị lớn. Đặc biệt, cần mở rộng diện đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập bao gồm tất cả người có chức vụ, quyền hạn.
Thiết nghĩ, kiến nghị này vô cùng đúng đắn bởi hiện mới chỉ có một số đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập trong khi Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã nhấn mạnh “tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản”!
Yến Nhi