Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức 55,30-56,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua - bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Tại Tập đoàn Doji, giá vàng niêm yết ở mức 55,30-56 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua - bán vàng là 700.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn Phú Quý, giá vàng niêm yết ở mức 54,85-55,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 550.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 550.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): Giá vàng được niêm yết ở mức ở mức 1.825,4 USD/ounce, giảm 24,6 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.950), giá vàng thế giới tương đương 51,04 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC trong nước khoảng 4,9 triệu đồng/lượng.
Edward Moya, Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, nhận định đang xuất hiện nhiều yếu tố khiến giới giao dịch đa dạng hóa dòng đầu tư chứ không chỉ tập trung vào vàng.
Thị trường đang lo ngại rằng lượng nắm giữ vàng của các quỹ hoán đổi danh mục có tài sản là vàng và những sản phẩm đầu tư dựa trên vàng (ETF) sẽ giảm xuống khi Tổng thống đắc cử Joe Biden được kì vọng sẽ thành công hơn trong việc loại bỏ đại dịch COVID-19.
Giám đốc giao dịch toàn cầu Peter Hug của Kitco Metals cho biết có hai chất xúc tác hiện đang khiến vàng bị bán tháo đó là lợi suất trái phiếu tăng và nền kinh tế đang gặp khó khăn. Điều này đang gây ra tình trạng thanh lý tài sản và chuyển sang tiền mặt.