Khối trượt tiềm ẩn là nguyên nhân chính gây sạt trượt ở hồ Đông Thanh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tác động từ hoạt động xây dựng dự án hồ chứa nước Đông Thanh (xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) chỉ là thứ yếu gây nên hiện tượng sạt lở, còn sâu xa do các khối sạt trượt tiềm ẩn từ lâu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá khi kiểm tra thực tế tại hiện trường sáng 8/8.
Đoàn công tác Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chốn thiên tai kiểm tra tình hình sạt lở tại hồ Đông Thanh, Lâm Đồng.
Đoàn công tác Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chốn thiên tai kiểm tra tình hình sạt lở tại hồ Đông Thanh, Lâm Đồng.

Trước tình trạng sạt lở diễn ra phức tạp ở nhiều nơi, sáng nay, 8/8, đoàn công tác Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó trưởng ban chỉ đạo dẫn đầu đã tới kiểm tra thực tế tại hồ chứa nước Đông Thanh, một trong những điểm sạt lở ở Lâm Đồng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên trái) cùng Phó chủ tịch Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc (đứng giữa) kiểm trai tại hồ chứa nước Đông Thanh.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên trái) cùng Phó chủ tịch Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc (đứng giữa) kiểm trai tại hồ chứa nước Đông Thanh.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, tình trạng sụt lún ở hồ Đông Thanh không phải xuất phát từ nguyên nhân chính là mưa nhiều vì ở khu vực này, lượng mưa trong tháng 7 cũng chỉ ở mức 200mm. Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân chính gây sạt trượt ở hồ Đông Thanh là đã có một khối trượt hiện hữu từ lâu và do một số tác động nên khối trượt này bắt đầu hoạt động, gây sạt lở.

Đoàn công tác nghe chủ đầu tư báo cáo tình hình.

Đoàn công tác nghe chủ đầu tư báo cáo tình hình.

“Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm mà tỉnh Lâm Đồng đang làm. Thứ nhất là đang có 15 mũi khoan thăm dò và chúng tôi cũng đề nghị tỉnh bố trí thêm một số mũi khoan nữa, để xác định được phạm vi của vũng trượt và sự dịch chuyển của nó để có hướng giải pháp tốt nhất”, ông Hiệp nói.

Về giải pháp, trước mắt cần làm chậm sự dịch chuyển của khối trượt bằng các biện pháp kĩ thuật, đánh gia hướng dịch chuyển cũng như phạm vi ảnh hưởng của khối trượt.

Ngoài ra cần thực hiện nhiều giải pháp khác như: Tính toán vị trí hồ, kênh mương xung quanh để gia cố; thực hiện việc thoát nước, cả nước bề mặt và nước ngầm; về lâu dài cần phải có những cuộc khảo sát lớn hơn để xác định những vũng trượt nhỏ, hoặc bắt đầu xuất hiện.

Sạt trượt tại khu vực nhà dân gần hồ Đông Thanh.

Sạt trượt tại khu vực nhà dân gần hồ Đông Thanh.

Về phía địa phương, Phó chủ tịch Lâm Đồng, ông Nguyễn Ngọc Phúc cho biết, hiện địa phương đã chỉ đạo các cấp khẩn trương khắc phục hậu quả; di dời các hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai. Đối với tình trạng sạt lở tại hồ Đông Thanh, trước mắt sẽ di dời đường dây điện vào khu vực an toàn, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân.

Ông Phúc đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, đó là tiến hành đánh giá toàn diện nguyên nhân sự cố cũng như tìm giải pháp xử lý an toàn triệt để rồi mới thi công tiếp dự án.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói về nguyên nhân ban đầu gây sạt lở tại hồ Đông Thanh, Lâm Đồng