Khu vực miền Nam trao đổi kinh nghiệm thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật

(PLVN) - Chiều ngày 25/11, tại Long An, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại một số địa phương khu vực miền Nam. TS. Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật chủ trì hội thảo.
Khu vực miền Nam trao đổi kinh nghiệm thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật mong muốn các đại biểu tham dự chia sẻ thẳng thắn, cởi mở về kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đến quá trình thực hiện các quy trình, nhiệm vụ cụ thể trong đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để Bộ Tư pháp chắt lọc được các mô hình, cách làm hay; từ đó nhân rộng trên cả nước. Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật cũng đề nghị các đại biểu chia sẻ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận cũng như xây dựng nông thôn mới để từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp khắc phục.

Dẫn đề tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật, TS. Ngô Quỳnh Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật đề nghị các đại biểu cần quan tâm một số nhóm vấn đề lớn như: Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện ở các cấp địa phương; thống nhất triển khai các nội dung trong các văn bản mới, tập trung vào một số chỉ tiêu mới bổ sung; xác định thời điểm sử dụng, lấy thông tin, số liệu phục vụ chấm điểm, đánh giá tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu chí tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới; nguồn lực, kinh phí để triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP.

TS. Ngô Quỳnh Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật dẫn đề và gợi ý nội dung trao đổi, thảo luận

TS. Ngô Quỳnh Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật dẫn đề và gợi ý nội dung trao đổi, thảo luận

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung chia sẻ các vấn đề liên quan đến tiêu chí tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025 như: Vai trò của cấp lãnh đạo địa phương; nguồn lực tham gia thực hiện; sự khó khăn trong thực hiện một số chỉ tiêu pháp luật về nông thôn mới nâng cao; việc triển khai thực hiện các hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật…

Bà Phan Thị Mỹ Dung – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An phát biểu tham luận tại hội thảo

Bà Phan Thị Mỹ Dung – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An phát biểu tham luận tại hội thảo

Kết luận hội thảo, TS. Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật nhấn mạnh: Quy trình thủ tục công nhận một mô hình điển hình sẽ được lồng ghép trong quá trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Mô hình được công nhận được công nhận hay không do hội đồng đánh giá đó quyết định trên cơ sở tham mưu Sở Tư pháp và địa phương. Về thời hạn, Bộ Tư pháp cùng các địa phương sẽ trao đổi, tìm cách đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét lại về đánh giá các tiêu chí thành phần cho việc đánh giá chuẩn nông thôn mới.

TS. Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật phát biểu kết luận

TS. Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật phát biểu kết luận

Về tỉ lệ hòa giải, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật đề nghị có văn bản đầy đủ, xác định rõ ranh giới giữa hòa giải cơ sở và hòa giải của các lĩnh vực khác. Đối với phần tiếp cận thông tin, ông Lê Vệ Quốc cũng mong các đại biểu tham dự hội thảo sẽ về triển khai chỉ đạo công tác áp dụng pháp luật tiếp cận thông tin ở tại cơ sở một cách bài bản, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin. Mỗi cấp cơ sở phải có một công thức đầu mối để tiếp cận thông tin và việc tiếp cận thông tin phải được thực hiện theo đúng quy trình pháp luật.

Đọc thêm