Kiên Giang đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng an toàn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sản lượng lúa ước đạt 4,5 triệu tấn/năm, Kiên Giang được xem là vùng sản xuất lúa lớn ở khu vực miền Tây. Đặc biệt, để góp phần nâng cao lợi nhuận cho người dân, địa phương đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng an toàn.
Kiên Giang đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng an toàn

Có 1.334 cánh đồng lớn sản xuất lúa

Kiên Giang là địa phương có lợi thế về nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Các chương trình, dự án nông nghiệp đa dạng về mô hình và được phân bổ trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh vùng, gắn với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Các mô hình gắn với liên kết tiêu thụ, đào tạo, tư vấn và cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi số giúp sản phẩm nông nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường, nâng cao giá trị và tăng thu nhập cho nông dân.

Năm 2011 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã phát triển vùng nguyên liệu đạt chất lượng cao và liên kết với các tổ chức nông dân địa phương, kết nối tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị.

Ông Lê Hữu Toàn - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang phát biểu.

Ông Lê Hữu Toàn - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang phát biểu.

Đặc biệt, năm 2023 toàn tỉnh tổ chức sản xuất cánh đồng lớn được 1.334 cánh đồng(tăng 641 cánh đồng so năm 2022) với diện tích 167.225,69 ha (tăng 57.893,69 ha so năm.

Trong đó, có 1.026 cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ (tăng 524 cánh đồng so 2022) với diện tích 120.696,58 ha (tăng 46.257,58 ha so 2022) với 55.165,8 ha sản xuất an toàn, đạt các chuẩn chứng nhận.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở Kiên Giang bao gồm việc ứng dụng Drone trong khâu gieo sạ, phun phân, thuốc (toàn tỉnh có 746 cái); tự động hóa như việc lắp đặt được 10 giám sát sâu rầy thông minh bằng AI, cảm biến AWD, 08 trạm quan trắc môi trường và trạm bơm tự động.

Ông Lê Hữu Toàn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang - cho biết canh tác lúa bền vững (SRP) đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế; chuyển đối tư duy sản xuất theo hướng hữu cơ và bảo vệ môi trường; giảm phát thải khí nhà kính.

Dựa trên các kỹ thuật áp dụng quy trình 1 phải 5 giảm, thực hành tiêu chuẩn SRP, phun phân, thuốc bằng Drone, nông dân giảm được 40-54% lượng phân bón vô cơ, giảm phát thải khí nhà kính cải thiện môi trường sống, chất lượng nông sản; thúc đấy phát triển bền vững trên vùng đất bị tác động của biến đối khí hậu.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu tiêu của tỉnh Kiên Giang.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu tiêu của tỉnh Kiên Giang.

Đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn

Theo thông tin từ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, năm 2024, ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, theo chuỗi giá trị, giảm phát thải nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của nông sản.

Sở tăng cường hướng dẫn người sản xuất tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, sản xuất gắn với thị trường; liên kết và thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - tôm ở những địa bàn có điều kiện góp nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó an toàn, hiệu quả với biến đổi khí hậu, tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành...”, ông Toàn nói.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang thông tin tới đây đơn vị sẽ tiếp tục đổi mới công tác khuyến nông cộng đồng phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tổ chức tốt các dịch vụ về chuyển giao khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Tổ khuyến nông cộng đồng, quản lý từ tỉnh đến cơ sở, hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý, thông tin thị trường.

Mô hình tôm - lúa ở huyện U Minh Thượng và Gò Quao (Kiên Giang).

Mô hình tôm - lúa ở huyện U Minh Thượng và Gò Quao (Kiên Giang).

Độc đáo mô hình con tôm “ôm” cây lúa

Năng động, thay đổi tư duy sản xuất, xoá bỏ thế độc canh cây lúa, Kiên Giang những năm qua đã phát triển mô hình tôm - lúa đặc trưng của vùng đất nhiễm mặn, mang lại hiệu quả cho người dân địa phương.

Chị Nguyễn Thị Diễm ở xã Hoà Chánh (huyện U Minh Thượng) vui vẻ nói thời gian qua gia đình chị đã sản xuất lúa - tôm trên diện tích khoảng 7ha. Đến vụ lúa chị sẽ gieo sạ các giống chất lượng cao như: ST5, ST24, ST25, RVT, OM 18… để bán được giá.

“Vụ tôm xuống gia đình tôi sẽ thả nuôi tôm càng xanh kết hợp với tôm thẻ chân trắng. Năm 2023, này con tôm càng xanh có lúc bấp bênh giá cả nhưng so với làm độc canh cây lúc thì tôi và người dân ở địa phương sống khoẻ”, chị Diễm nói.

Đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã xây dựng thành công mô hình sản xuất tôm-lúa đạt chuẩn với diện tích trên 2.000 ha cho cả 2 đối tượng tôm và lúa bao gồm các tiêu chuẩn như: (VietGAP, GlobalGAP, Hữu cơ, Chứng nhận ASC và BAP).

Chuyển đổi số giúp nông nghiệp Kiên Giang tiến xa ra Quốc tế

Ông Nguyễn Văn Hiển - phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang - chia sẻ việc chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm minh bạch dữ liệu và thông tin nông nghiệp, giúp nông nghiệp Kiên Giang tiến xa ra Quốc tế, giúp tăng giá trị nông sản cho nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững như: cấp 396 mã số vùng trồng (MSVT) với tổng diện tích hơn 12.122 ha cho 15 loại cây trồng (Trong đó, vùng trồng lúa được cấp 326 mã số với tổng diện tích hơn 11.934 ha phục vụ xuất khẩu chủ yếu các thị trường như EU, Mỹ và Nhật Bản.

Đọc thêm