Theo nhà kinh tế học cao cấp Irvin Seah của Ngân hàng DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore, cho biết trong một nghiên cứu ngày 27/4 kinh tế Singapore có thể sẽ “trải qua năm đen tối nhất kể từ khi độc lập”.
Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa tổng thể đã tăng lên 2,4% trong tháng Ba, từ mức 2,3% trong tháng 12, theo số liệu được công bố bởi Bộ Nhân lực (MOM). Con số này thấp hơn mức 4,8% thất nghiệp cao kỷ lục được báo cáo năm 2003, ngay sau khi diễn ra dịch bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và 3,3% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Thất nghiệp cũng tăng ở những nơi khác trong khu vực, với tỷ lệ thất nghiệp quý đầu tiên của Hong Kong (Trung Quốc) tăng lên 4,2 %, cao nhất trong hơn 9 năm, trong khi Nhật Bản tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 đã tăng lên mức cao nhất trong một năm là 2,5%.
Con số thất nghiệp được đưa ra ngày 29/4 – chỉ 1 ngày sau khi Ngân hàng trung ương Singapore đánh giá khả năng suy thoái sâu hơn dự kiến.
Bộ Nhân lực thì nhận định, các biện pháp hỗ trợ công việc và tiền lương được chính phủ công bố đã giúp các công ty giữ chân người lao động. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp vẫn thấp hơn so với những lần suy thoái trước đó Tuy nhiên, điều kiện thị trường lao động có thể sẽ xấu đi trong quý tới, do nhu cầu trên toàn cầu cũng như tại Singapore giảm mạnh khi các công ty điều chỉnh các biện pháp ngắt mạch.
Phong tỏa một phần của Singapore, được gọi là các biện pháp ngắt mạch, có hiệu lực vào ngày 7/4, với hầu hết các nơi làm việc và trường học đóng cửa. Ban đầu dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 5/5, nhưng sau đó kéo dài đến 1/6 sau khi tăng mạnh các ca nhiễm virus corona. Singapore hiện có khoảng 14.000 trường hợp nhiễm bệnh, hầu hết là lao động nhập cư lương thấp sống trong ký túc xá chật chội, còn các trường hợp trong cộng đồng địa phương vẫn ổn định trong tuần qua.