Tới “cánh đồng” triệu đô xem tua-bin biến gió thành… tiền

(PLO) - Trên một “cánh đồng” rộng chừng 400 ha hướng biển Nam Trung bộ (Bình Thuận), hơn chục tua-bin trị giá gần 50 triệu USD đang ngày, đêm “xay gió” để sản sinh dòng điện “sạch” cho lưới điện quốc gia.
 
Tới “cánh đồng” triệu đô xem tua-bin biến gió thành… tiền

 Với nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và đối ứng của chủ đầu tư, sau 14 tháng thi công, đầu tháng 9/2016, Dự án Điện gió Phú Lạc (Tuy Phong, Bình Thuận) đã hoàn thành và chính thức phát điện hoà lưới quốc gia thông qua đường dây 110kV Ninh Phước - Tuy Phong, góp phần cấp bổ sung nguồn điện “sạch” cho địa bàn Bình Thuận và các tỉnh phía Nam.

Với công nghệ của tua-bin của Hãng Vestas (Đan Mạch), “cánh đồng” năng lượng Phú Lạc (giai đoan 1) có công suất 24MW, chia đều cho 12 tua-bin phát điện. Theo thời giá hiện tại, suất đầu tư điện gió khoảng 2 triệu USD/MW. Như vậy, mỗi tua-bin điện gió này có giá trị 4 triệu USD.Dự kiến, giai đoạn 2, chủ đầu tư - Công ty CP Phong điện Thuận Bình sẽ phát triển thêm 13 tua-bin nữa để nâng công suất phát thêm 26MW.

Với công nghệ của tua-bin của Hãng Vestas (Đan Mạch), “cánh đồng” năng lượng Phú Lạc (giai đoan 1) có công suất 24MW, chia đều cho 12 tua-bin phát điện. Theo thời giá hiện tại, suất đầu tư điện gió khoảng 2 triệu USD/MW. Như vậy, mỗi tua-bin điện gió này có giá trị 4 triệu USD.Dự kiến, giai đoạn 2, chủ đầu tư - Công ty CP Phong điện Thuận Bình sẽ phát triển thêm 13 tua-bin nữa để nâng công suất phát thêm 26MW.


Theo ông Trần Vĩnh Thông - Cán bộ phụ trách vận hành Nhà máy Điện gió Phú Lạc (Công ty CP Phong điện Thuận Bình), thông qua các thiết bị quan trắc cho thấy, tỉnh Bình Thuận là địa điểm lý tưởng nhất để phát triển điện gió, với thời điểm “được mùa gió” vào khoảng tháng 1 và 2 hàng năm. Thời điểm này, có ngày toàn nhà máy sản lượng điện đạt tới 500MWh. Trong khi, giữa năm - thời điểm gió kém, con số này đạt thấp, có khi chỉ khoảng trên dưới 6MWh/ngày. Được biết, để gió biến thành… tiền, chỉ cần tốc độ gió khoảng 6,8m/s, cánh quạt (đường kính 100m) sẽ quay, sau đó chuyển qua 1 bộ hộp số và “kích” tua-bin quay với tốc độ cao để sinh ra dòng điện.

Theo ông Trần Vĩnh Thông - Cán bộ phụ trách vận hành Nhà máy Điện gió Phú Lạc (Công ty CP Phong điện Thuận Bình), thông qua các thiết bị quan trắc cho thấy, tỉnh Bình Thuận là địa điểm lý tưởng nhất để phát triển điện gió, với thời điểm “được mùa gió” vào khoảng tháng 1 và 2 hàng năm. Thời điểm này, có ngày toàn nhà máy sản lượng điện đạt tới 500MWh. Trong khi, giữa năm - thời điểm gió kém, con số này đạt thấp, có khi chỉ khoảng trên dưới 6MWh/ngày. Được biết, để gió biến thành… tiền, chỉ cần tốc độ gió khoảng 6,8m/s, cánh quạt (đường kính 100m) sẽ quay, sau đó chuyển qua 1 bộ hộp số và “kích” tua-bin quay với tốc độ cao để sinh ra dòng điện.


Theo quy hoạch tổng thể, “cánh đồng” năng lượng Phú Lạc không chỉ được đầu tư, phát triển điện gió mà trong tương lai, ở đây điện mặt trời, với những tấm pin năng lượng như thế này cũng sẽ được “mọc” lên dày hơn để đón nguồn nắng bất tận của vùng duyên hải cực Nam Trung bộ.

Theo quy hoạch tổng thể, “cánh đồng” năng lượng Phú Lạc không chỉ được đầu tư, phát triển điện gió mà trong tương lai, ở đây điện mặt trời, với những tấm pin năng lượng như thế này cũng sẽ được “mọc” lên dày hơn để đón nguồn nắng bất tận của vùng duyên hải cực Nam Trung bộ.


Theo đuổi mục tiêu phát triển năng lượng xanh, bền vững, chủ đầu tư Dự án Điện gió Phú Lạc đang chủ trương xanh hoá diện tích đất trống dưới chân các tua-bin bằng việc trồng cây ăn quả như xoài, mít… Ở một số vị trí khác, cư dân bản địa cũng được tham gia canh tác các loại cây như dưa hấu, atisô...

Theo đuổi mục tiêu phát triển năng lượng xanh, bền vững, chủ đầu tư Dự án Điện gió Phú Lạc đang chủ trương xanh hoá diện tích đất trống dưới chân các tua-bin bằng việc trồng cây ăn quả như xoài, mít… Ở một số vị trí khác, cư dân bản địa cũng được tham gia canh tác các loại cây như dưa hấu, atisô...


Tới “cánh đồng” triệu đô xem tua-bin biến gió thành… tiền ảnh 5

Theo đại diện Công ty CP Phong điện Thuận Bình, sau 1 năm hoạt động, đến nay, Nhà máy Điện gió Phú Lạc đã phát được 56 triệu kWh. Theo đó, tổng thu khoảng 100 tỷ đồng, nhưng do vốn vay đầu tư dự án khá lớn (35 triệu EUR) nên phải dành 70% trong số đó để trả nợ ngân hàng, 20% cho chi phí vận hành…


“Vòng đời” của 1 dự án khoảng 14 năm. Nhưng nó cũng có thể dao động và phụ thuộc khá nhiều vào mức giá mua, bán điện cao hay thấp. Hiện tại, chúng tôi chỉ đang bán ở mức 7,8 cent/kWh”, ông Trần Vĩnh Thông - Cán bộ vận hành, Công ty CP Phong điện Thuận Bình cho hay

Vòng đời” của 1 dự án khoảng 14 năm. Nhưng nó cũng có thể dao động và phụ thuộc khá nhiều vào mức giá mua, bán điện cao hay thấp. Hiện tại, chúng tôi chỉ đang bán ở mức 7,8 cent/kWh”, ông Trần Vĩnh Thông - Cán bộ vận hành, Công ty CP Phong điện Thuận Bình cho hay

Đọc thêm