Ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu KHCN và đào tạo nhân lực với MASI

 Chiều qua, tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty AIC và ông Dorokhov Igor N. - Viện sỹ, Giáo sư, Tiến Sỹ khoa học Nga, Chủ tịch Viện hàn lâm các khoa học hệ thống CHLB Nga (MASI) đã ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu Khoa học Công nghệ và đào tạo Nhân lực.

Chiều qua, tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty AIC và ông Dorokhov Igor N. - Viện sỹ, Giáo sư, Tiến Sỹ khoa học Nga, Chủ tịch Viện hàn lâm các khoa học hệ thống CHLB Nga (MASI) đã ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu Khoa học Công nghệ và đào tạo Nhân lực. 
Ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu KHCN và đào tạo nhân lực với MASI ảnh 1
 

Theo đó, Công ty AIC bố trí đội ngũ cán bộ của Việt Nam để phối hợp triển khai với MASI các lĩnh vực liên quan, thông báo một cách cụ thể về danh sách, thông tin chi tiết của cán bộ và các vấn đề liên quan khác đến các chương trình đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nga theo chương trình hợp tác giữa hai bên.

Về phía Viện hàm lâm các Khoa học Hệ thống CHLB Nga sẽ tiếp nhận các nhu cầu của phía Công ty AIC để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tế. Hai bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực Nghiên cứu Khoa học Công nghệ và Đào tạo nhân lực cho Việt Nam .

Các lĩnh vực Khoa học Công nghệ bao gồm: Môi trường và sinh thái, các hệ thống thông tin trong Quản lý kinh tế ngành và vùng, Hệ thống thông tin về kiểm soát Ô nhiễm môi trường, Các công nghệ mới xử lý nước thải, rác thải đô thị và công nghiệp...

Các lĩnh vực đào tạo nhân lực và trao đổi chuyên gia bao gồm Đào tạo Sau đại học theo các Hệ chính quy và Hàm thụ tại các Viện nghiên cứu của MASI tại CHLB Nga và trao đổi chuyên gia để các nhà khoa học và các Viện nghiên cứu của MASI có thể tham gia tư vấn, hướng dẫn hoặc cùng nghiên cứu trong các lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của Việt Nam.  

Ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu KHCN và đào tạo nhân lực với MASI ảnh 2
 

Ngoài ra, MASI sẽ đón tiếp các đoàn của Việt Nam sang làm việc tại Nga để triển khai các công việc liên quan. Đồng thời, hỗ trợ cho Việt Nam các chương trình đào tạo cán bộ tại Nga và đưa các chuyên gia sang Việt Nam đào tạo nhân lực Việt Nam thông qua Công ty AIC.

Trong các ngày từ 10 - 15 July 2011 Chủ tịch viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ngài Dorokhov Igor N. đã đến thăm và làm việc tại Việt nam.

Trong nhiều năm qua, nhiều thế hệ các học sinh, sinh viên Việt Nam đã được đào tạo tại Viện Khoa học Hàn Lâm Nga. Từ đây rất nhiều học sinh Việt nam đã trở thành Giáo sư, tiến sĩ. Họ trở về Việt nam và đóng góp rất nhiều cho phát triển kinh tế, khoa học và công nghệcủa Việt nam.

Lần này, Viện sĩ – Giáo sư ,Tiến sĩ Dorokhov Igor N. Chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Nga đến Việt nam, Ông đã làm việc với các Bộ KHCN, TNMT để bàn bạc về các khả năng và cơ hội hợp tác với phía Việt nam trong việc hỗ trợ Việt Nam đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ làm khoa học công nghệ, nghiên cứu các công nghệ mới ứng dụng trong việc xử lý môi trường, biến đổi khí hậu tại Việt Nam, ứng dụng khoa học công nghệ với vào trong đời sống. Các chương trình này có thể thực hiện tại Nga hoặc Viện Hàn Lâm khoa học Nga sẽ cử các Giáo sư chuyên gia sang Việt nam đào tạo cho các cán bộ khoa học công nghệ Việt nam.

Trong chuyến đi này, Viện hàn lâm Khoa học Nga đã chính thức ký hợp đồng hợp tác với Công ty cổ phần Tiến bộ AIC – Một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt nam đang triển khai các hoạt động xử lý môi trường, trong việc hợp tác và nghiên cứu các công nghệ mới để xử lý môi trường tại Việt nam, cũng như đồng tài trợ cho việc đưa các cán bộ quản lý môi trường , khoa học công nghệ tại các địa phương tại Việt nam sang Nga đào tạo về kỹ năng quản lý môi trường và sử dụng các thiết bị quan trắc môi trường, các thiết bị khoa học công nghệ cao

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – CTHĐ kiêm TGĐ Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế ( AIC) là một trong những học sinh xuất sắc đã nhận bằng tiến sĩ tại Viện Hàn Lâm  Khoa học Nga, bà cho rằng các chương trình hợp tác của Viện khoa học hàn lâm Nga với Việt nam sẽ mở ra một cơ hội mới trong việc ứng dụng các công nghệ cao vào sử lý môi trường tại Việt nam , giúp Việt Nam có thể giải được 1 phần bài toàn khó về các tác động trong biến đổi khí hậu và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ quản lý môi trường.

H.T.T

Đọc thêm