Phụ nữ trên khắp hành tinh đang mang giày cao gót hầu như mỗi ngày. Chúng là "vũ khí" lợi hại giúp phái đẹp tăng chiều cao, làm đôi chân trông dài hơn, đồng thời vóc dáng thêm mảnh mai, điệu đà và hấp dẫn hơn.
Những đôi giày cao gót uyển chuyển đã trở thành biểu tượng của phái đẹp, là bí mật của nghệ thuật quyến rũ. Giày dép nói chung và những đôi giày cao gót nói riêng đã trải qua nhiều thế kỷ trong lịch sử với một hành trình dài biến đổi để có được hình hài như ngày này.
Ít ai biết rằng trước khi trở thành một biểu tượng quyến rũ của phái đẹp, đôi giày cao gót thực chất được thiết kế ban đầu là cho phái mạnh.
Đôi giày quyền lực này được cho là xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vào cuối thế kỷ 16, được sử dụng như một phụ kiện giúp các kỵ sỹ Ba Tư trở nên linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn trên yên ngựa. Cuối thế kỷ 16, hoàng để Louis XIV chọn mang đôi giày cao gót cho mình, sau đó tạo nên trào lưu trong giới quý tộc bấy giờ.
Theo phát hiện của các nhà nhân loại học, khởi nguồn của giày dép có thể là từ khoảng năm 40.000 đến 26.000 trước công nguyên, do nhu cầu giúp chân tránh bị lạnh hoặc tổn thương. Bằng chứng là độ dày xương ngón chân của con người trong thời gian này giảm xuống đáng kể, vì khi chân được bao bọc tốt hơn thì xương cũng sẽ kém phát triển so với đi chân trần.
Đôi sandal 10.000 năm tuổi được bện bằng vỏ cây, phát hiện ở Oregon (Mỹ) và chiếc giày da cổ nhất thế giới 5.500 tuổi tìm thấy ở Armenia.
Những "đôi giày" đầu tiên ở nơi khí hậu lạnh có thể được làm từ da động vật, trông giống một cái túi quấn quanh chân để bảo vệ. Còn ở nơi ấm áp hơn, loại cổ nhất có hình thức của một đôi sandal.
Phát hiện lâu đời nhất là những đôi sandal hơn 10.000 năm tuổi, làm từ vỏ cây, được tìm thấy vào năm 1938 trong hang đá Fort ở Oregon, Mỹ. Sau đó, người Ai Cập sử dụng giấy cói (papyrus) để làm ra những đôi tựa như dép xỏ ngón mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Chiếc giày da cổ nhất là 5.500 tuổi, được tìm thấy ở Armenia, gần Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 400 trước công nguyên, người Hy Lạp đã trở thành những người chế tạo giày dép có tay nghề cao và họ sử dụng giày dép cả ngày trong mọi hoạt động. Thời trung cổ, kỹ thuật may giày tiến bộ hơn, da được khâu từ trong ra ngoài, có những đường may ẩn đi khéo léo, ngăn thấm nước.
Giày chopines được coi là một trong những loại giày cao gót cổ nhất. Nó phổ biến vào thế kỷ 16, chiều cao của giày liên quan với mức độ cao quý của người phụ nữ. Giày chopines khá nguy hiểm vì có đế nặng, một số đôi có chiều cao "khủng" lên đến... 70 cm, làm cho những quý cô khó di chuyển khi không có gia nhân bên cạnh.
Giày Chopines xuất hiện từ thời Phục hưng, đến đầu thế kỷ 17 vẫn là sự lựa chọn yêu thích của phụ nữ Italy.
Giày Chopine khoảng những năm 1740 làm từ kim loại, gỗ, da, được trang trí với nhung, lụa, ren...
Giày cao gót đã khiến công chúng bị chinh phục khi được mang trong lễ cưới của Nữ hoàng Pháp Catherine de Medici. Vì không muốn xuất hiện với chiều cao khiêm tốn, Nữ hoàng đã đặt một đôi giày đế cao cho lễ cưới vào năm 1533. Đó cũng là cột mốc quan trọng cho lịch sử phát triển của giày cao gót.
Đầu những năm 1700, giày cao gót được sử dụng cho cả nam giới. Vua Pháp Louis XIV ra lệnh, chỉ quý tộc mới được đi giày cao gót đế đỏ.
Sau Cách mạng Pháp 1789 đã có một sự thay đổi lớn trong phong cách giày của người giàu. Những đôi giày bằng chất liệu lụa, satin đắt tiền và trang trí cầu kỳ biến mất. Ý tưởng mang tính cách mạng về bình đẳng giới cũng ảnh hưởng tới thiết kế giày, giày da cho cả đàn ông và phụ nữ đã trở nên phổ biến.
Ở các quốc gia khác, nhiều loại hình giày cao gót có hình thù độc đáo vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, những đôi giày cao gót có lúc còn bị coi là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái và bị cấm sử dụng.
Khởi nguồn của giày búp bê, bốt ở Paris năm 1870 làm từ chất liệu da, nút kim loại.
Đôi giày truyền thống của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khoảng thế kỷ 18-19, được gọi là Kabkabs hoặc Nalins, làm từ gỗ dát ngọc trai, ngà voi hoặc bạc.
Thập niên 20: giai đoạn này,người phụ nữ đã hiểu rõ hơn phong cách ăn mặc, họ cho phép váy ngắn dần hơn, tự do khoe đôi chân để làm cho dáng vóc thêm gợi cảm. Chính vì thế mẫu giày T-strap xuất hiện mạnh mẽ và trở nên phổ biến trong thời gian này.
Trong thập niên 30, những đôi giày ở thập niên này dần được biến tấu với phần gót cong, mũi giày được làm kín đáo, màu sắc đơn điệu và kiểu dáng đơn giản nhưng lại mang đến vẻ đẹp quý phái, sang trọng và đầy uy quyền cho phụ nữ thời bấy giờ.
Khác với những năm 30, phụ nữ những năm 40 hướng đến vẻ đẹp lả lướt, quyến rũ hơn. Những quy chuẩn về trang phục cũng dần phóng khoáng hơn trong thời gian này. Chính vì thế, sự lên ngôi của những đôi sandal cao gót kết hợp với những chiếc váy ngắn ngang bắp chân giúp để lộ ra “gót sen” của người phụ nữ. Điều này giúp cho phái đẹp phô diễn được sự quyến rũ và thanh lịch một cách tối đa.
Thập niên 50:Một bước tiến mới trong thiết kế giúp định hình lại phong cách thời trang trong những năm này. Qua bàn tay của Roger Vivier, sự sinh động và kỳ ảo qua những chi tiết trang trí như cánh bướm, hoa, nơ được đính trên mũi giày mang đến một diện mạo hoàn toàn mới lạ, tràn đầy sức sống..
Trong những năm 60, những đôi giày cao gót cổ điển với mũi giày nhọn đã thay thế những đôi giày cầu kỳ với chi tiết bên trên. Kiểu giày thanh lịch, trang nhã nhưng đầy uy quyền cho người mặc. Thời gian này cũng xuất hiện những biểu tượng thời trang dẫn đầu xu hướng giày mũi nhọn lúc bấy giờ như Jacqueline Kennedy, Jean Shrimpton,…
Thời trang luôn biến đổi với đầy bất ngờ, phong cách thanh lịch, đài các được thay thế hoàn toàn bằng sự nổi loạn, quyến rũ trong những năm 70. Trong giai đoạn này, những chiếc váy bắt đầu ngắn hơn, sexy hơn và những đôi giày cao hơn nhằm tôn lên đôi chân thon dài và nuột nà của nữ giới. Vì vậy, đây được xem như thời đại của những đôi giày đế thô cao ngất ngưởng .
Thập niên 80: Phong cách được thay đổi 1800 so với thập niên 70. Đây được xem là thời gian huy hoàng nhất của thời trang ton-sur-ton. Từ quần áo, màu tóc, son môi, giày cao gót…tất cả đều phải đồng màu. Chính vì thế những mẫu giày cao gót với tông màu nổi bật rất được yêu chuộng.
Sự ngọt ngào, nữ tính và đáng yêu trong thời trang cuối những năm 90 đầu những năm 2000 mang đến cơn sốt về những đôi giày cao gót gam màu pastel kết hợp với vớ ngang cổ chân. Những nhóm nhạc thần tượng trở thành người lăng-xê rất nhiệt tình và tạo ra trào lưu mạnh mẽ trong giới trẻ thời gian này.
Cuối thế kỷ 20, mặc dù sneaker rất được ưa chuộng nhưng dường như phái đẹp không tự tin về chiều cao khi đi trên đôi giày thể thao. Chính vì vậy đây là thời gian khởi nguồn phong cách kết hợp giữa giày thể thao và giày cao gót trong biên niên sử thời trang. Những đôi sneaker đế xuồng ra đời và làm mưa, làm gió trong những năm này.
Trong suốt 100 năm qua, giày cao gót nói riêng và thời trang phái đẹp nói chung đã có sự chuyển biến ngoạn mục: từ những đôi giày cao gót cổ điển đến những đôi giày thế hệ mới vượt trội.
Những biến đổi kỳ diệu này sẽ còn tiếp tục không ngừng nhằm mang đến vẻ đẹp toàn diện nhất và sự tự tin cho phụ nữ. Trong lúc đón chờ một trang mới dành cho giày cao gót trong tương lai, cùng khám phá sự đột phá trong thiết kế của đôi giày cao gót thế hệ mới tại đây.