Lo lắng về Hồi giáo cực đoan tại thiên đường du lịch

(PLO) - Sau vụ giết hại một blogger tự do vào hồi tháng 4, nhiều người lo sợ rằng đảo Maldives, quốc đảo của người Hồi giáo, không được trang bị đầy đủ để chống lại các thành phần khủng bố.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vụ giết người chấn động

Hòn đảo thiên đường Maldives, nơi nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp và khu nghỉ dưỡng cao cấp, gần đây xôn xao vì vụ việc một blogger chống Hồi giáo cực đoan đã bị một nhóm người đâm chết bởi nhiều sát thủ. Nạn nhân trong vụ việc là Yameen Rasheed, 29 tuổi, một người dám lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Vụ việc đã làm dấy lên những lo ngại về vấn đề an ninh – đặc biệt đối với khách du lịch ngước ngoài, nhóm người nhạy cảm nhất và nhóm người mà kinh tế phụ thuộc vào. Đây không phải là sự đe doạ vu vơ, vì theo một số nguồn tin, đây là quốc gia cung cấp nhiều chiến binh nước ngoài nhất tính theo đầu người cho các nhóm cực đoan tại Syria và Iraq. 

Maldives là nơi có đặc điểm du lịch khác biệt. Tại đây, mỗi hòn đảo chứa một khu du lịch nghỉ dưỡng. Việc này đồng nghĩa với việc nếu cả hòn đảo không có lực lượng an ninh tốt thì khả năng bị chiếm đoạt là có thể xảy ra dễ dàng. Với khoảng 1.200 hòn đảo lớn nhỏ tại Ấn Độ Dương, trong năm ngoái, Maldives thu hút khoảng 1,2 triệu khách du lịch, trong đó có 30.000 người Mỹ. 

Trong suốt 3 thập kỉ,  là một quốc gia Hồi giáo ôn hoà do cựu Tổng thống Maumoon Abdul Gayoom điều hành. Nhưng sau khi đất nước chuyển sang chế độ dân chủ vào năm 2008, nhiều tôn giáo tín ngưỡng được du nhập vào và những hệ tư tưởng bảo thủ như Salafism đã giảm bớt.

“Không thể nói rằng tất cả người theo tư tưởng Salafism là Hồi giáo cực đoan. Nhưng đây là một dạng tư tưởng Hồi giáo du nhập từ Ả rập Xê-út và các nơi khác tới. Hiện nay, tư tưởng này được thể chế hoá vì mọi người trong trường học, trong nội bộ Hồi giáo đều sử dụng và lan truyền cho nhau. Dĩ nhiên, trong những nhóm đó không thể tránh được việc có những phần tử thánh chiến”, ông Azra Naseem – một nhà nghiên cứu về chủ nghĩa cực đoan tại trường đại học cho biết. 

An ninh của du khách bị đe dọa

Qua nhiều năm, các nỗ lực để thông tin về các phần tử cực đoan đều gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Điển hình là trong năm 2014, một nhà báo chuyên viết về chủ nghĩa thế tục và cực đoan Ahmed Rilwan Abdulla đã bị bắt cóc. Tại thời điểm đó, ông Rasheed là một trong những người tham gia vào chiến dịch tìm kiếm Abdulla - một người bạn thân của ông và hiện vẫn đang mất tích. 

Cảnh sát cho biết hồi tháng 5 đã bắt giam 7 nghi phạm giết hại ông Rasheed, trong đó có 2 người đàn ông bị CCTV tại hiện trường ghi hình lại. Nhưng những người thân của ông Rasheed cho rằng không có nhiều hi vọng để vụ án được giải quyết nếu không có áp lực bên ngoài . Trong tháng trước, luật sư đại diện cho gia đình ông Rasheed đã gửi khiếu nại tới Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Nhân quyền để kêu gọi một cuộc điều tra mang tính độc lập và quốc tế về vụ việc.

Cuộc tấn công cuối cùng khiến nhiều du khách nước ngoài bị thương xảy ra tại Maldives  cách đây gần 10 năm. Trong vụ tấn công này, một nhóm phiến quân đã kích nổ bom tự chế tại một công viên công cộng ngay tại thủ đô Malé, khiến 12 du khách bị thương. Nhưng đôi lúc, sự an ninh của du khách bị đe doạ bằng nhiều cách khác. Năm ngoái, các nhóm người đeo mặt nạ đã xông vào hai khu nghỉ dưỡng, trói các bảo vệ lại và trấn lột du khách – một hành động hiếm khi xảy ra. 

Trong một cuộc phỏng vấn với đài The Maldives Independent khi đó, ông Ismail Ali - Phát ngôn viên cảnh sát  nói rằng những vụ trấn lột xảy ra thường là có tay trong. Ông này cũng cho biết thêm rằng việc tiếp cận các hòn đảo này khá là dễ dàng. “Hầu như các khu nghỉ dưỡng đều có một cổng chính. Nhưng cũng giống như các hòn đảo khác, việc xâm nhập vào từ các cổng phụ không phải khó”, ông nói.

Chưa sẵn sàng

Ngành du lịch thường nằm ngoài mục tiêu của các vụ khủng bố, nhưng chuyên gia về an ninh cho rằng nhiều khu nghỉ dưỡng ở Maldives không được trang bị đầy đủ để chống lại các vụ tấn công ở mức trung bình như nhiều vụ việc đã xảy ra ở các nơi như Tunisia và Bali, Indonesia. Người đứng đầu lực lượng an ninh của một khu nghỉ dưỡng tại phía Bắc  cũng cho biết các khu nghỉ dưỡng ở Maldives  chưa sẵn sàng để đối phó với các vụ tấn công và cần các chính sách cũng như điều chỉnh từ chính phủ để đối phó với vấn đề này. 

Ông Mohammed, từng là cảnh sát chống khủng bố cho rằng Chính phủ cần phải có hành động đối phó ngay lập tức. Ông cho biết đã có sự phản đối từ địa phương về việc cấm giáo viên Maldives quấn khăn niqab tại phòng học và việc Tổng thống Trump cố gắng cấm các cá nhân từ 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Điều làm ông lo lắng nhất chính là việc các phần tử thánh chiến trở lại Maldives nếu các biện pháp an ninh chưa được nâng cấp trong ngành du lịch bởi những đối tượng này vốn không ưa gì sự du lịch và không quan tâm nó có tồn tại hay không. Việc nâng cao các biện pháp an ninh vẫn là sự mong đợi của nhiều khách hàng hạng cao cấp tại Maldives . Họ chấp nhận sự phức tạp để xử lí an ninh nếu điều đó làm họ thấy an toàn.

Ngược lại, ông Abeer Ismail - chuyên viên thông tin tại Bộ Du lịch Maldives lại cho biết chưa nhận được thông tin về lo ngại an ninh tại các khu nghỉ dưỡng. Ông Zakariyya Mansoor - Tổng Giám đốc Trung tâm quốc gia chống tội phạm, một văn phòng chính phủ mới thành lập để nâng cao an ninh – cũng khẳng định Maldives đã được trang bị sẵn sàng để đối phó với sự đe doạ từ khủng bố, đề cập đến chính sách quốc gia về khủng bố và các cuộc tập luyện thử thường xuyên tại các cơ sở du lịch. “Chắc chắn sẽ có những tiêu chuẩn được đặt ra cho các khu nghỉ dưỡng về quy định an toàn và an ninh. Chủ và người điều hành của các khu nghỉ dưỡng làm việc rất hợp tác với chúng tôi”, ông này nói.

Hè năm ngoái, Chính phủ Maldives đã trình ra chính sách đầu tiên của quốc gia về chống khủng bố, theo đó kêu gọi tăng cường cảnh giác an ninh cao độ tại các khu nghỉ dưỡng và thực hiện những đánh giá an ninh tại các cảng biển và sân bay. Vào hồi tháng 1, Bộ Hồi giáo của nước Cộng hoà Maldives đã đưa ra khuyến nghị chính sách gồm các quy định và chỉ dẫn các công ty du lịch hướng dẫn du khách về cách ứng xử tại đất nước Hồi giáo này. 

Tuy nhiên, nhiều nhà chỉ trích cho rằng đây là những sáng kiến mang tính hình thức. Những phương pháp này không có nhiều tác dụng trong việc tiêu chuẩn hoá chính sách an ninh và chỉ được thực hiện sau khi các giới chức các nước gia tăng áp lực để buộc Chính phủ Maldives phải thừa nhận về những mối đe doạ của chủ nghĩa cực đoan đối với du khách. 

Ibrahim Hussain Shihab - Phát ngôn viên của Tổng thống Maldives Abdulla Yameen - viết trong email rằng chính phủ đang xử lí những lỗ hổng an ninh nghiêm ngặt và lực lượng an ninh được huấn luyện và đào tạo rất kĩ lưỡng. Do đó, ông cho rằng việc mang vũ khí theo người của lực lượng an ninh khu nghỉ dưỡng là không cần thiết. 

Đọc thêm