Tuyên bố từ truyền thông nhà nước Triều Tiên được đưa ra một ngày sau khi quân đội Hàn Quốc đưa tin rằng Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này, vụ mới nhất trong chuỗi các vụ thử tên lửa của Triều Tiên, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin.
Một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho biết, vụ phóng tên lửa mới nhất này của Triều Tiên nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tiến hành đối thoại với quốc gia láng giềng và cho biết Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ chia sẻ lo ngại về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ảnh hưởng đến nỗ lực đưa Triều Tiên trở lại đối thoại.
Quan chức này nói về cuộc gặp ba bên giữa các đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ được tổ chức trước đó vào thứ Ba tại Washington. Nhận xét của quan chức này ngay sau đó đã được Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki lặp lại và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc can dự với Triều Tiên.
"Đề nghị của chúng tôi vẫn đáp ứng mọi lúc, mọi nơi mà không cần điều kiện tiên quyết", bà nói. "Chúng tôi kêu gọi CHDCND Triều Tiên kiềm chế các hành động khiêu khích khác và tham gia vào các cuộc đối thoại bền vững và thực chất".
Triều Tiên đã bắn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vào thứ Ba (giờ Seoul), ngay sau khi Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Sung Kim tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc can dự với Triều Tiên sau cuộc gặp song phương với người đồng cấp Hàn Quốc , Noh Kyu-duk. Ông Noh là đại diện đặc biệt của Hàn Quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên.
"Trong cuộc họp hôm nay, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã chia sẻ quan điểm của họ về các điều kiện gần đây xung quanh Bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả vụ phóng tên lửa mới nhất, để khởi động lại tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên vào một ngày không xa ", ông Noh nói về cuộc đàm phán ba bên hôm thứ Ba có sự tham gia của ông Takehiro Funakoshi của Nhật Bản.
Reuters cho biết, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước đó đã lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc cấm Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân. Vụ phóng tên lửa mới nhất đánh dấu vụ thử tên lửa thứ 8 của Triều Tiên trong năm nay.
Tuy nhiên, quan chức Hàn Quốc giấu tên lưu ý rằng các vụ thử tên lửa sẽ không làm suy yếu ngay nỗ lực chung của các nước nhằm tái khởi động đối thoại với Triều Tiên.
"Đó là về sự vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng có nhiều mức độ khác nhau (vi phạm). Liệu vụ phóng tên lửa có dẫn đến sự thay đổi trong cách thức can dự với Triều Tiên mà Hàn Quốc và Hoa Kỳ, cũng như Hàn Quốc không", quan chức này nói.
Quan chức này lưu ý những nỗ lực đưa Triều Tiên trở lại bàn đối thoại có thể bao gồm việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia này, mà ông cho biết hiện có thể chỉ cần sự đồng ý của Triều Tiên.
Vì thế, Hàn Quốc và Mỹ cũng tiếp tục coi việc tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên như một cách để bắt đầu lại đối thoại với Triều Tiên, theo quan chức cấp cao của Hàn Quốc đang có chuyến thăm tới Washington.
Quan chức này cho biết: “Tuyên bố chấm dứt chiến tranh là một bước đi quan trọng có thể dẫn đến đối thoại, mở đầu cho việc bắt đầu đối thoại với Triều Tiên. Tôi có thể nói rằng còn quá sớm để nói chắc chắn lập trường của Hoa Kỳ là gì, nhưng tôi sẽ nói rằng sự đồng thuận của chúng ta tiếp tục được mở rộng", quan chức này nói thêm.
Về mặt kỹ thuật, Nam và Bắc Triều Tiên vẫn chiến tranh vì Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến.