Loại vodka độc đáo sinh ra từ "chất thải" của pho-mát

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không màu, chất lỏng hơi đục còn lại sau khi nấu phô mai - đây là "whey”. Trong quá trình sản xuất pho-mát, thứ chất này thường bị loại bỏ, dẫn đến một sự lãng phí thực phẩm bởi người ta không tìm ra cách sử dụng đúng đắn cho ”whey”. Tuy nhiên, bí ẩn này đang dần được giải mã.

Trong quá trình sản xuất pho-mát, sữa nước ngọt để axit hóa, sau đó được nung nóng vào một cốc nước ở nhiệt độ khoảng 60 độ, được nhấc khỏi bếp và để nguội. Sau một thời gian, hỗn hợp này phân tầng thành chất lỏng ”whey" và sữa đông.

Khoảng 95% số thành phần của "whey" là nước nhưng hợp chất này được cho là chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, không thua kém gì các sản phẩm từ sữa khác. Chưa kể, lượng calo trong hợp chất này tương đối thấp, ước tính 100 gram "whey” tương ứng khoảng 27 calo.

Không màu, chất lỏng hơi đục còn lại sau khi nấu phô mai - đây là ”whey”

Không màu, chất lỏng hơi đục còn lại sau khi nấu phô mai - đây là ”whey”

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng pho-mát trên toàn thế giới hàng năm được ước tính đạt hơn 20 triệu tấn. Mặt khác, một nhóm nhà nghiên cứu từ Đại học Oregon (Mỹ) năm 2018 cho thấy, có tới 90% lượng sữa được sử dụng trong nhà máy sản xuất pho-mát biến thành ”whey”, phần lớn bị thải bỏ. Điều này không chỉ gây tốn kém khi xử lý nước thải sản xuất mà nếu thải trực tiếp ra môi trường còn gây ô nhiễm.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số công ty lớn trong ngành có đủ tiềm lực tài chính để mua thiết bị chế biến hợp chất ”whey” này thành bột protein và các sản phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, thiết bị này lại quá đắt so với hầu hết các cơ sở sản xuất pho-mát quy mô nhỏ hơn.

Pho-mát là món ăn yêu thích của rất nhiều người dân trên thế giới

Pho-mát là món ăn yêu thích của rất nhiều người dân trên thế giới

Tuy nhiên, một sáng kiến tại Mỹ đang được hoan nghênh là có thể sẽ thay đổi viễn cảnh này, đó chính là biến hỗn hợp "whey" lỏng thành một thức uống có cồn mạnh - vodika. Nếu thành công, sáng kiến này có thể hạn chế một lượng đáng kể loại nước thải sản xuất từ ngành công nghiệp sữa, cụ thể trong quá trình sản xuất pho-mát.

Đó là nhà máy chưng cất Wheyward Spirit có trụ sở tại bang California (Mỹ) đã nghiên cứu ý tưởng biến "whey" thành một loại vodka trong những năm nay. Kỹ thuật này được các chuyên gia đánh giá không quá phức tạp, bằng cách thu hồi lượng đường lactose có trong "whey", rồi để hỗn hợp này lên men thành rượu.

90% lượng sữa được sử dụng trong nhà máy sản xuất pho-mát biến thành "whey”, phần lớn bị thải bỏ

90% lượng sữa được sử dụng trong nhà máy sản xuất pho-mát biến thành "whey”, phần lớn bị thải bỏ

Được biết, đây là một kỹ thuật đơn giản và hiệu quả để tái chế thức ăn thừa trong quá trình sản xuất pho mát. Đáng nói quá trình này cũng chỉ cần lượng nước vừa phải trong quá trình chưng cất, vì whey chủ yếu bao gồm nước, cũng như đường, protein, vitamin và khoáng chất.

Wheyward Spirit không phải là công ty duy nhất bắt tay vào công nghệ chống lãng phí, không rác thải này. Một số nhà sản xuất độc lập trên khắp thế giới cũng đã bắt đầu sản xuất rượu chưng cất từ ​​váng sữa. Ví dụ: công ty của gia tộc Dufour có trụ sở tại Charlevoix (Quebec) đã thử nghiệm thành công việc sản xuất rượu gin và vodka từ "whey" do doanh nghiệp pho-mát của gia tộc sản xuất.

Loại vodka độc đáo sinh ra từ "chất thải" của pho-mát

Loại vodka độc đáo sinh ra từ "chất thải" của pho-mát

Bên cạnh đó, còn có một số nhà sản xuất khác đang sử dụng "whey" để làm các loại pho-mát mới. Đó là trường hợp của nhà sản xuất pho-mát Takamaka, có trụ sở tại Đảo Reunion, và chuyên sản xuất pho-mát từ sữa dê.

Có thể thấy, những sáng kiến "không chất thải" như sản xuất rượu từ pho-mát luôn được hoan nghênh trong ngành ẩm thực toàn cầu, nhằm khép kín vòng tròn sản xuất ẩm thực, giảm thiểu lãng phí thực phẩm.

Đáng nói, theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, ước tính có khoảng 931 triệu tấn thực phẩm, tương đương 17% tổng lượng thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng vào năm 2019, đã bị vứt vào thùng rác của các hộ gia đình, nhà bán lẻ, nhà hàng và các dịch vụ thực phẩm khác. Nếu thế giới không muốn đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai, Liên Hợp Quốc khuyến cáo tất cả các quốc gia nên nỗ lực giảm ít nhất một nửa lượng chất thải lương thực toàn cầu vào năm 2030.

Đọc thêm