Nông sản phong phú của người Việt
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Các loại nông sản mà người dân làm ra ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng. Nhiều loại hàng có khả năng cạnh tranh được với các mặt hàng ngoại nhập. Những đóng góp của mặt hàng nông sản vào giá trị xuất khẩu của cả nước liên tục tăng và tạo được những đột phá ấn tượng.
Việc áp dụng các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp (doanh nghiệp, hợp tác xã, mô hình kinh tế, trang trại) đã tạo ra một khối lượng hàng hóa nông sản của người Việt càng thêm phong phú, đa dạng đáp ứng đủ cho tiêu dùng nội địa và dành một phần lớn cho xuất khẩu.
Trong đó, các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đang là những tác nhân quan trọng, là đầu tàu trong việc dẫn dắt chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.
Vải thiều Thanh Hà là một trong những nguyên liệu được Công ty TNHH Long Hải kết hợp với rong biển để tạo ra sản phẩm thạch rau câu được mọi người ưa thích. |
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã quan tâm và triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản; trong đó có những doanh nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới với công nghệ chế biến tiên tiến về rau, củ, quả.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến, tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có khi còn bộc lộ một số nút thắt tồn tại trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp và vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sự cạnh tranh gay gắt, năng lực chế biến, tiêu thụ một số ngành hàng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Việc tổ chức liên kết sản xuất – chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Trình độ công nghệ chế biến nông sản nhìn chung chưa cao. Vấn đề cơ giới hoá, tự động hóa còn hạn chế, năng suất thấp, giá thành sản xuất và tổn thất sau thu hoạch cao, chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú nên việc nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam còn hạn chế.
Nông dân Việt vẫn còn tình trạng đổ xô đi trồng các loại cây, nuôi các loại vật nuôi không theo quy hoạch, không áp dụng theo hướng dẫn khoa học công nghệ, dẫn đến việc tồn đọng sản phẩm, chất lượng nông sản, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm chưa thực sự được coi trọng. Điều này đã dẫn đến việc hàng triệu nông dân là người bán hàng đã bị các thương lái, đơn vị thu mua ép giá, không đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông sản.
Làm thế nào để nông sản Việt Nam ngày càng vươn xa hơn ra thị trường cả trong nước và quốc tế vẫn là nỗi trăn trở của Nhà nước, các bộ, ngành, doanh nghiệp và cả những người nông dân chân chính đang nỗ lực phấn đấu xây dựng thương hiệu cho nông sản của mình.
Củ sâm Fansipan được trồng ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đang được Công ty TNHH Long Hải thu mua để làm nguyên liệu chế biến nước rong biển ép vừa giải khát, bổ dưỡng cho sức khoẻ. |
Khi doanh nghiệp nâng tầm nông sản
Thấu hiểu được thực trạng trên, Công ty TNHH Long Hải - doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cung cấp những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên tốt nhất cho sức khoẻ người tiêu dùng đã dày công nghiên cứu, sáng tạo, tìm cách tháo gỡ bài toán nông sản cho bà con.
Cụ thể, Công ty đã sử dụng các loại rong biển kết hợp với nhiều loại nguyên liệu sẵn có của Việt Nam như vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), dừa Bến Tre để tạo ra các sản phẩm thạch rau câu mà nhà nhà người người ưa thích và đặc biệt rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.
Chính những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên này với mẫu mã, chất lượng tốt không những giúp Công ty ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong nước và có chỗ đứng tốt trên thị trường quốc tế mà còn giúp người nông dân Việt có thêm động lực tiếp tục sản xuất, ổn định về đầu ra cho nông sản của họ. Thậm chí, chính người nông dân còn có khả năng tiêu dùng được các sản phẩm mà Công ty TNHH Long Hải cung cấp, sản xuất.
Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy xu hướng tiêu dùng khi người dân ngày nay đang có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đồ uống vừa để giải khát vừa để bổ sung các khoáng chất và vi lượng cho cơ thể, Công ty TNHH Long Hải còn tiếp tục bắt tay vào nghiên cứu công nghệ chế biến nước uống từ rong biển kết hợp với nước cốt hoa quả trái cây sẵn có tại Việt Nam.
Hai sản phẩm nước rong biển ép Kamila và Catalia của Công ty đã chính thức ra nhập thị trường đồ uống Việt vào đầu năm 2020. Đây là các sản phẩm đồ uống không cồn, không phụ gia, không chỉ có tác dụng giúp giải khát mà còn có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể. Trong đó, nước uống đóng chai nhãn hiệu Catalia được sản xuất bởi nguyên liệu rong biển từ biển miền Trung và sâm Fansipan được trồng ở vùng đất Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài việc giúp bà con vùng cao an tâm hơn trong đầu tư trồng trọt sâm, Công ty còn ứng trước cho bà con 10% chi phí phân bón, giống, vốn đầu tư để phục vụ mô hình canh tác hữu cơ để giúp bà con có thêm sản phẩm tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Sản phẩm nước rong biển ép Kamila và Catalia đã được Công ty TNHH Long Hải đưa ra nhập thị trường đồ uống Việt vào đầu năm 2020. |
Với sứ mệnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng nuôi, trồng nguyên liệu cùng với sự trăn trở của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về sự cần thiết phải có nhà doanh nghiệp trong chuỗi liên kết: Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà Quản lý và Nhà doanh nghiệp để thực hiện chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ nhằm đảm bảo ổn định giá nông sản cho nhân dân vùng trồng, tránh được bi kịch được mùa rớt giá. Mới đây, Công ty TNHH Long Hải cũng đang nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm mới với sự kết hợp của rong biển và nước cốt cà rốt, nước cốt cam.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty, ý tưởng sản phẩm này được thử nghiệm thành công sẽ góp phần tiêu thụ không nhỏ và ổn định sản phẩm cà rốt tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thêm vào đó, Công ty cũng đã và đang nghiên cứu vùng trồng cây Chanh leo tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Bởi nơi đây vốn là vùng đất rất phù hợp để trồng cây ăn quả. Nhưng sau bao năm, người dân chủ yếu chỉ canh tác tự phát, manh mún với những loại cây như cây vải, cây ổi, cây cam, cây na khiến cho cuộc sống của họ vẫn còn khá bấp bênh.
“Việc quy hoạch vùng trồng này thực hiện được sẽ không chỉ giúp cho sản phẩm nước rong biển ép Kamila vị Chanh leo ra mắt vừa qua được ổn định về số lượng, chất lượng nguồn cung mà cũng sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất cho bà con nông dân nơi đây”, lãnh đạo Công ty TNHH Long Hải chia sẻ.