Lũ lụt đi qua, pháp luật bế tắc

Trận lụt lịch sử năm 2010 ở Pakistan không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại thị trấn Nowshera mà còn gây ra vô vàn khó khăn cho ngành tư pháp nơi đây.

Trận lụt lịch sử năm 2010 ở Pakistan không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại thị trấn Nowshera mà còn gây ra vô vàn khó khăn cho ngành tư pháp nơi đây.

Những hồ sơ pháp lý quan trọng nay thành mớ giấy lộn bị vứt ở ngoài trời.
Những hồ sơ pháp lý quan trọng nay thành mớ giấy lộn bị vứt ở ngoài trời.

Nowshera (Pakistan) là thị trấn đầu tiên bị trận lũ lớn nhất trong lịch sử 80 năm qua tấn công và cũng là thị trấn bị tổn thất nặng nề nhất.  Khoảng 10 thiệt mạng và hàng trăm ngôi nhà bị xóa sổ hoàn toàn, ước tính thiệt hại lên đến hơn 10 tỷ USD. Ngành tư pháp địa phương phải mất gần nửa năm mới có thể hoạt động trở lại nhưng lại đang lâm vào cảnh bế tắc vì hàng ngàn hồ sơ quan trọng trong các vụ tranh chấp đã bị mất hoặc phá hủy hoàn toàn. 

Những gì còn lại là một mớ hỗn độn gồm giấy, vải, bùn đất và chuột bọ nằm chỏng chơ ngoài bãi cỏ hoặc hành lang trụ sở tư pháp trị trấn. Đó là những hồ sơ gốc ghi những bước phát triển, thừa kế cũng như các vụ tranh chấp đất đai. Chúng đang tiếp tục bị phân hủy nhanh chóng.

Một trong những tài liệu quan trọng nhất bị hỏng hoàn toàn, đó là bản sơ đồ sở hữu đất đai và cây phả hệ ghi lại mọi sự sang nhượng, chuyển đổi qua các thế hệ từ năm 1870 của hơn 160 ngôi làng trong thị trấn Nowshera. Toàn bộ lịch sử đất đai của khu vực này thành ra bị nghi ngờ.

Mỗi ngày, hàng chục người vây kín các hành lang của tòa án, chờ đợi đến lượt mình được gọi vào xét xử. Bên nào cũng khăng khăng mảnh đất đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ. Còn tòa án thì rơi vào bế tắc vì không có cách nào chứng thực những bằng chứng họ đưa ra.

Chính quyền địa phương cho biết, giải pháp duy nhất hiện nay là phải khảo sát lại toàn bộ đất đai trong thị trấn, xây dựng phác thảo về quyền sở hữu đất đai và lập sơ đồ các chủ đất tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đây là việc làm không hề đơn giản, nhất là đối với những mảnh đất đang tranh chấp.

Những người cai trị người Anh đã lập sơ đồ sơ đồ sở hữu đất lần đầu tiên vào năm 1870, dự định của họ là cập nhật sơ đồ cứ mỗi 20 hoặc 25 năm. Nhưng kể từ năm 1947 khi Pakistan dành được độc lâp. Công việc này bị bỏ bẵng. Và nó sẽ ít có khả năng được thực hiện trong tương lai gần.

Vân Anh (theo BBC)

Đọc thêm