Luật cư trú hiện nay đang... quá thoáng

Một trong những "sơ hở" của Luật Cư trú hiện hành, theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an - là "do các quy định của luật quá thông thoáng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc TW nên nhiều trường hợp đã bị lợi dụng". Hôm qua - 12/3, tiếp tục chương trình tại Phiên họp thứ 9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã thẩm tra dự án sửa đổi Luật Cư trú.

Một trong những "sơ hở" của Luật Cư trú hiện hành, theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an - là "do các quy định của luật quá thông thoáng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc TW nên nhiều trường hợp đã bị lợi dụng". Hôm qua - 12/3, tiếp tục chương trình tại Phiên họp thứ 9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã thẩm tra dự án sửa đổi Luật Cư trú.

Phiên họp thứ 9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Có chỗ ở, tạm trú 2 năm liên tục: Được nhập cư

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, các quy định thông thoáng về điều kiện đăng ký thường trú vào các thành phố lớn như Luật hiện hành không quy định diện tích tối thiểu là bao nhiêu m2 với nhà cho thuê, mượn, cho ở nhờ nên nảy sinh hiện tượng cho nhiều hộ, nhiều người nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của mình nhưng thực tế lại không ở. Tình trạng lạm dụng các quy định thông thoáng này nhập khẩu vào thành phố gây mất cân đối về dân cư và an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, Luật Cư trú chưa quy định nghiêm cấm đối với trường hợp người đã đăng ký thường trú cho người khác đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của mình để trục lợi và trường hợp có hành vi giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú nên không có biện pháp, chế tài xử lý.

Một trong những quy định mới được bổ sung theo dự thảo là giảm thời hạn làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú khi thay đổi chỗ ở hợp pháp từ 24 tháng (như Luật hiện hành) xuống còn 6 tháng. Tuy nhiên, quy định này bị nhiều ĐBQH phản ứng, vì cho rằng như vậy sẽ làm khó cho dân.

Để khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật Cư trú sửa đổi theo hướng bổ sung các quy định về hành vi bị nghiêm cấm, đó là giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký vào chỗ ở của mình nhưng người này thực tế không cư trú tại chỗ ở đó hoặc để trục lợi.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TW theo hướng công dân có một trong các điều kiện: Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại TP đó từ 2 năm trở lên (quy định hiện hành là 1 năm); được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô dì, chú bác, cậu ruột; ông bà, nội ngoại về ở với cháu ruột.

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng và được người cho thuê, mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Nơi đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Riêng công dân đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.

Không nên chỉ “tạo điều kiện” cho Nhà nước

ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cùng đặt câu hỏi, cơ sở nào Dự thảo lại "nâng" thời hạn tạm trú liên tục lên 2 năm thay vì 1 năm như quy định hiện hành?  Người dân có quyền thay đổi chỗ ở mà không bị pháp luật cấm, tại sao lại quy định nơi đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú? Thậm chí, theo ĐBQH Ngô Văn Minh, "Dự thảo tạo điều kiện cho Nhà nước hơn là cho công dân".

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Trần Đình Long cũng nêu ra một tình huống cụ thể: “Tôi làm việc ở địa phương khác, tôi có điều kiện mua nhà ở Hà Nội rồi sau đó chuyển công tác ra Hà Nội bằng quyết định của cơ quan Nhà nước. Như vậy, tôi có nhà, có việc làm hợp pháp, đầy đủ điều kiện nhập hộ khẩu sao lại cứ bắt buộc phải tạm trú 2 năm liên tục?”

ĐBQH Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) cũng đề nghị làm rõ tiêu chí thế nào là trục lợi. Ông Tùng không đồng ý bổ sung quy định phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng, bởi theo ông quy định như vậy là không phù hợp với Luật Thủ đô, Luật Công chứng. "Không nên quy định phải xác nhận mà thay bằng việc cho người ta cam đoan về diện tích chỗ ở, cơ quan chức năng sẽ hậu kiểm, nếu không đủ thì xóa đăng ký", ông Tùng đề xuất.

Đối với một số quy định khác, nhiều ĐBQH đề nghị phải cân nhắc bởi nếu đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn, điều kiện thì dễ dẫn đến nảy sinh tiêu cực, hạn chế quyền tự do cư trú của người dân./.

Thu Hằng 

Đọc thêm