Trên nguyên tắc hoạt động hòa giải cơ sở là của nhân dân, do nhân dân, mang tính tự nguyện, tự phát, phát huy dân chủ cơ sở, Dự thảo Luật Hòa giải cơ sở được Chính phủ trình Quốc Hội trong kỳ họp thứ 4 đã thể hiện tính thừa kế Pháp lệnh hòa giải cơ sở, đồng thời có nhiều quy định mới thể hiện tinh thần vì dân, lợi dụng sức dân trong công tác tư pháp cơ sở.
[links()]Trên nguyên tắc hoạt động hòa giải cơ sở là của nhân dân, do nhân dân, mang tính tự nguyện, tự phát, phát huy dân chủ cơ sở, Dự thảo Luật Hòa giải cơ sở được Chính phủ trình Quốc Hội trong kỳ họp thứ 4 đã thể hiện tính thừa kế Pháp lệnh hòa giải cơ sở, đồng thời có nhiều quy định mới thể hiện tinh thần vì dân, lợi dụng sức dân trong công tác tư pháp cơ sở.
|
Bộ Tư pháp là đơn vị soạn thảo Dự thảo luật Hòa giải cơ sở |
Chuyển giao một số việc quản lý Nhà nước sang Mặt trận Tổ quốc
Một trong những quy định được bổ sung thể hiện rõ nét tinh thần này là đề cao, tăng cường vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc tham gia quản lý Nhà nước về hòa giải cơ sở.
Tổ chức này sẽ có trách nhiệm phối hợp với bộ Tư pháp, cơ quan Nhà nước có liên quan xây dựng văn bản pháp luật về hòa giải cơ sở, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp lựa chọn, giới thiệu người vào danh sách bầu hòa giải viên tham gia các hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Dự luật quy định chuyển giao một số việc quản lý Nhà nước sang Mặt trận Tổ quốc theo hướng nâng cao vị trí, vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở nhằm đảm bảo bản chất của hòa giải cơ sở là hoạt động của nhân dân, do nhân dân, mang tính tự nguyện, tự pháp, phát huy dân chủ cơ sở.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định mới về khuyến khích người có uy tín trong cộng đồng dân cư (như già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo…) tham gia hòa giải cơ sở. Quy định này nhằm phát huy, huy động những người có uy tín, nhiệt tình, tâm huyết tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, đồng thời tạo điều kiện để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận, giải quyết các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân.
Hòa giải viên sẽ có tiền bồi dưỡng khi thực hiện hòa giải
Nhằm giúp hòa giải viên tránh khỏi tình trạng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” Dự thảo Luật Hòa giải có sở bổ sung điều khoản về quyền của hòa giải viên, trong đó có quy định hòa giải viên sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là sẽ được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng khi thực hiện hòa giải; Hòa giải viên có quyền đề nghị các tổ chức, cá nhân có kiên quan cung cấp tài liệu, thông tin về vụ việc hòa giải; hòa giải viên trong khi thực hiện nhiệm vụ gặp rủi ro, tai nạn so sự kiện bất khả kháng sẽ được hỗ trợ, tạo điều kiện khắc phục hậu quả.
Việc quy định nhiều quyền lợi của Hòa giải viên hơn so với pháp lệnh hiện hành xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của hoạt động hòa giải cơ sở thời gian qua, đồng thời khẳng định những đóng góp không nhỉ của các hòa giải viên trong việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư.
Một điểm khá mới trong Dự thảo Luật Hòa giải cơ sở là đưa vấn đề bình đẳng giới vào nguyên tắc hoạt động hòa giải. Theo đó, công tác hòa giải phải bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động. Nguyên tắc này nhằm thực hiện pháp luật bình đẳng giới, đồng thời khắc phục tình trạng có nơi, có lúc còn phân biệt đối xử về giới trong thực tiễn hoạt động hòa giải.
Nhật Thanh