Miễn trừ ngoại giao – dễ mà khó

Công ước Viên về ngoại giao (có hiệu lực từ ngày 24/4/1962) bao hàm quy định về quyền miễn trừ đối với các nhà ngoại giao. Theo đó, các nhà ngoại giao được hưởng quyền „bất khả xâm phạm“ ở nước tiếp nhận. Họ có thể bị trục xuất họ, nhưng không bị bắt giữ, lục soát thân thể và chỗ ở, cũng như không bị đưa ra xét xử trước tòa án ở nước tiếp nhận. 

Công ước Viên về ngoại giao (có hiệu lực từ ngày 24/4/1962) bao hàm quy định về quyền miễn trừ đối với các nhà ngoại giao. Theo đó, các nhà ngoại giao được hưởng quyền „bất khả xâm phạm“ ở nước tiếp nhận. Họ có thể bị trục xuất họ, nhưng không bị bắt giữ, lục soát thân thể và chỗ ở, cũng như không bị đưa ra xét xử trước tòa án ở nước tiếp nhận.  Công ước này rõ ràng nhưng việc vận dụng lại không hẳn thế. Chuyện mới xảy ra giữa Pakistan và Mỹ là ví dụ và bằng chứng mới nhất.

Chuyện thế này: Ngày 27/1 vừa qua, Raymond Davis, nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Lahore ( Pakistan ) lái xe ô tô đi địa phương, cho rằng bị theo dõi và đe dọa bởi 2 người đi xe máy. Davis dừng xe và rút súng bắn chết luôn hai người này, sau đó chụp ảnh và gọi điện thoại cầu cứu Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Lahore . Chiếc xe của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Lahore đưa người đến tiếp ứng lại đâm chết một người đi trên đường.

Khi bị cảnh sát Pakistan đã bắt giữ, Davis nói mình là "nhà ngoại giao“ và đòi được hưởng quyền miễn trừ. Cảnh sát Pakistan không nghe. Hôm sau, một tòa án ở Pakistan quyết định bắt tạm gian Davis chờ xét xử. Tòa án này cũng đã ra quyết định bắt giam người lái chiếc xe của Tổng Lãnh sự quán Mỹ gây tai nạn.

Trong vụ việc này có 3 chuyện đáng được đề cập đến. Thứ nhất là chuyện Davis sử dụng vũ khí.  Súng đạn không phải là vũ khí hoạt động của nhà ngọai giao. Vũ lực không phải là thế giới ngoại giao. Vậy mà Davis nổ súng ngay như một kẻ sử dụng súng đạn chuyên nghiệp.

Thứ hai, phía Mỹ thì quả quyết Davis được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao, nhưng phía Pakistan lại chẳng công nhận cũng như phủ nhận Rõ ràng có cái gì đấy mờ ám, không phù hợp giữa hoạt động của Davis và quy chế ngoại giao dành cho Davis.

Thứ ba, cả chính phủ Mỹ lẫn chính phủ Pakistan đều khó xử trong chuyện này. Hai nước là đồng minh chiến lược của nhau nên không muốn để chuyện này ảnh hưởng tới  mối quan hệ ấy. Mỹ muốn cứu Davis khỏi tù tội ở Pakistan nên bám giữ vào Công ước Viên và gây áp lực chính trị đối với Pakistan . Chính phủ Pakistan vừa không muốn mất lòng Mỹ vừa lo ngại phản ứng từ phía người dân. Nếu công nhận Davis là nhà ngoại giao thì phải thả Davis theo Công ước Viên, nếu phủ nhận thì sẽ phải xét xử Davis theo luật pháp sở tại, như thế lại càng trắc trở thêm với Mỹ.

Thế đấy, cũng vẫn Công ước đó thôi mà có năm bảy cách hiểu khác nhau và còn có nhiều hơn thế cách vận dụng nó trong thực tiễn.

Mạc Thầy

Đọc thêm