Mỹ cam kết về các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Tổng thống Kamala Harris hôm 18/4 cam kết rằng Mỹ sẽ không tiến hành các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh mang tính hủy diệt và kêu gọi các quốc gia khác làm theo.
Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu trước các thành viên của Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg vào ngày 18/4/2022 ở Lompoc, California. Ảnh: Getty
Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu trước các thành viên của Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg vào ngày 18/4/2022 ở Lompoc, California. Ảnh: Getty

Cam kết được bà Harris đưa ra trong chuyến thăm Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, trong bối cảnh chính quyền ông Biden tìm cách xây dựng động lực mới cho các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo rằng cuộc chạy đua không gian có thể được duy trì và giảm nguy cơ xung đột trên quỹ đạo.

“Cho đến ngày hôm nay, Mỹ cam kết không tiến hành thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh có tính hủy diệt, bay thẳng", Bà Harris phát biểu. “Nói một cách đơn giản, những thử nghiệm này rất nguy hiểm và chúng tôi sẽ không tiến hành. Chúng tôi là quốc gia đầu tiên cam kết như vậy. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia cùng chúng tôi”.

Cam kết bao gồm các cuộc thử nghiệm ASAT (với một tên lửa được phóng từ Trái đất hoặc một máy bay ở độ cao lớn để làm nổ vệ tinh). Các cuộc thử nghiệm như vậy do Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành từ thời Chiến tranh Lạnh có thể tạo ra hàng nghìn mảnh vụn gây nguy hiểm cho tàu vũ trụ trong nhiều thập kỷ.

Thông báo không bao gồm các loại vũ khí ASAT ít hủy diệt hơn, chẳng hạn như "quỹ đạo đồng" - sử dụng một tàu vũ trụ khác để gây nhiễu vệ tinh trên quỹ đạo - hoặc gây nhiễu điện tử và hack máy tính.

Marlon Sorge, kỹ sư chính của Ban Giám đốc Đổi mới Không gian tại Aerospace Corporation, một tổ chức nghiên cứu của Chính phủ Mỹ, cho biết: “Các thử nghiệm ASAT bay thẳng là công cụ tạo ra sự kiện lớn nhất của các mảnh vỡ mà chúng tôi từng thấy. “Một trong những sự kiện điển hình này sẽ tạo ra hàng trăm nghìn mảnh vụn gây chết người nếu chúng va vào vệ tinh mà phần lớn là không thể theo dõi. Vì vậy, điều này khiến chúng trở thành một vấn đề cụ thể trong việc đảm bảo an toàn khi hoạt động trong không gian".

Cam kết của bà Harris, người giám sát chính sách không gian với tư cách là người đứng đầu Hội đồng Vũ trụ Quốc hoa, được đưa ra trong bối cảnh Nhóm Công tác Mở của Liên hợp quốc sẽ tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên về “giảm thiểu các mối đe dọa trong không gian” tại Geneva vào ngày 9/5.

Bà Harris đã thực hiện theo đuổi một bộ tiêu chuẩn không gian cho Hội đồng Vũ trụ Quốc gia trong cuộc họp công khai đầu tiên vào tháng 12/2021. “Tôi tin rằng nếu không có các định mức rõ ràng, chúng ta phải đối mặt với những rủi ro không đáng có trong không gian, nên chúng ta phải viết các quy tắc mới”, Phó Tổng thống Mỹ nói hôm thứ Hai.

Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm ASAT hủy diệt bằng cách bắn tên lửa vào không gian từ Trái đất hoặc từ một máy bay ở độ cao lớn.

Gần đây nhất là vụ tấn công tên lửa vào tháng 11/2021 của Nga vào một vệ tinh cũ đã tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ.

Mỹ tiến hành một lần cuối cùng vào năm 2008 trong Chiến dịch Burnt Frost, trong đó một tên lửa được bắn từ một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Aegis đã phá hủy một vệ tinh do thám của Mỹ ở độ cao 240 km, tương đương 150 dặm, theo đánh giá gần đây của Secure World Foundation.

Trung Quốc, nước cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm như vậy, lần gần đây nhất bắn trúng một vệ tinh từ Trái đất vào năm 2008, cũng tạo ra hàng nghìn mảnh vụn. Và vào tháng 4 năm ngoái, Giám đốc tình báo quốc gia báo cáo rằng Trung Quốc đã “phóng tên lửa ASAT trên mặt đất nhằm mục đích phá hủy vệ tinh” trên quỹ đạo trái đất thấp.

Trong khi đó, Ấn Độ đã tổ chức một cuộc kiểm tra ASAT “động học” vào năm 2019. “Trong khi Ấn Độ tiếp tục nhấn mạnh rằng họ chống lại việc vũ khí hóa không gian, nước này có thể đang tiến tới một tư thế tấn công trong không gian,” đánh giá của Tổ chức Thế giới Bảo mật kết luận.

Đọc thêm