Mỹ chế tạo ra phân tử khiến tế bào ung thư tự huỷ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford (Mỹ) đạt đột phá bằng cách chế tạo một loại phân tử nhỏ khiến các tế bào ung thư tự huỷ chứ không trở nên "bất tử" khi chúng phát triển.
Tế bào ung thư (Ảnh minh hoạ)
Tế bào ung thư (Ảnh minh hoạ)

Theo The New York Times, đây là một tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu và điều trị ung thư. Phân tử TCIP (một loại phân tử mới được họ phát triển) có khả năng kích hoạt quá trình tự hủy trong các tế bào ung thư, khiến chúng phải tuân theo quy luật sinh tử như các tế bào thường.

Các tế bào ung thư thường trở nên "bất tử" và không chết tự nhiên. Vì vậy, phân tử TCIP hoạt động bằng cách "tranh giành" yếu tố phiên mã BCL6, kết hợp nó với chất kích hoạt phiên mã BRD4, từ đó giúp kích hoạt cơ chế tự hủy với các tế bào ung thư.

Một mô hình phân tử TCIP1 kết nối các phiên mã BRD4 và BCL6 lại với nhau.
Một mô hình phân tử TCIP1 kết nối các phiên mã BRD4 và BCL6 lại với nhau.

Thử nghiệm trên loại phân tử TCIP 1 đã cho thấy tiềm năng tiêu diệt các dòng tế bào ung thư, bao gồm cả các dòng đột biến kháng hóa trị. Điều này mang lại triển vọng hứa hẹn trong việc điều trị ung thư, có thể đạt tới khoảng 50% các trường hợp ung thư. Quá trình kích hoạt cơ chế tự hủy với tế bào ung thư diễn ra chỉ trong 72 giờ.

Nếu nghiên cứu tiến bộ này được chứng minh hiệu quả và an toàn trong các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tiếp theo, nó có thể đem lại những cơ hội mới trong việc điều trị ung thư và giúp cải thiện hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, việc phát triển và kiểm chứng các phương pháp điều trị ung thư là một quá trình phức tạp và cần thời gian và nỗ lực của cộng đồng nghiên cứu và ngành y tế.

Đọc thêm