Khu trục hạm Mỹ xuất hiện cách bờ biển Trung Quốc 116 hải lý ở vịnh Bột Hải, biển Hoàng Hải, vào ngày 15/5. Cuộc tập trận quân sự của quân đội Trung Quốc, cùng với 2 tàu sân bay, đã bắt đầu một ngày trước đó. Theo báo South China Morning Post, cuộc tập trận kéo dài 11 tuần, là một trong những đợt huấn luyện dài nhất và quy mô lớn về các thiết bị quân sự tham gia.
Tàu khu trục USS Rafael Peralta sẽ ở biển Hoa Đông trong hơn 13 tuần - 115 ngày, từ ngày 3 tháng Năm. Khu trục hạm được trang bị hệ thống Aegis Baseline 9 với khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa.
Về việc tàu khu trục Mỹ hoạt động trinh sát trong khu vực tập trận hải quân của Trung Quốc, chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Hoa Kỳ sử dụng vệ tinh để giám sát khu vực tập trận, kết nối cùng các công cụ tình báo - định vị khác đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ giám sát hành động của Hải quân Trung Quốc: cách thức các tàu sân bay hoạt động, theo dõi tần số định vị, liên lạc. Trên tàu sân bay bố trí máy bay chiến đấu Trung Quốc, đi cùng nhóm tàu khu trục, tàu hộ tống. Ngoài ra, nhóm tàu sân bay tấn công, luôn được yểm trợ bằng tàu ngầm hạt nhân đa năng trang bị tên lửa chiến lược. Đây là một trong những nhiệm vụ của nhóm tàu tác chiến".
Chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ, một mặt đang tiến hành hoạt động tình báo, mặt khác - gia tăng áp lực chính trị, quân sự lên Trung Quốc. Việc này được kết nối với lĩnh vực thương mại và với đại dịch coronavirus. Một cuộc biểu dương sức mạnh trước Trung Quốc sẽ thu hút các cử tri Mỹ về phía ông Trump trước thềm cuộc bầu cử.
Trước khi tàu khu trục USS Rafael Peralta xuất hiện, một khu trục hạm khác - USS McCampbell - đã được nhìn thấy gần tỉnh Sơn Đông vào ngày 17/4, cách bờ biển Uy Hải 42 hải lý, trong khu vực huấn luyện. Chuyên gia quân sự Zhou Chengmin gọi việc tàu chiên Mỹ tiếp cận đến gần bờ biển Trung Quốc trong thời điểm khó khăn trong quan hệ song phương là "trò chơi với lửa", theo trích dẫn của tờ South China Morning Post.
Tuy nhiên, chuyên gia Victor Litovkin cho rằng định nghĩa này không hoàn toàn chính xác. Các hành động của Hải quân Hoa Kỳ, tất nhiên mang tính khiêu khích, gây ra mối đe dọa an ninh trong khu vực. Trong khi đó, Hoa Kỳ hiểu rõ ranh giới của những gì được phép: Trung Quốc là một cường quốc tên lửa hạt nhân và người Mỹ khó có thể tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự với Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc có thể chịu được mọi áp lực khiêu khích.
Hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ gần bờ biển Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của tờ báo Hàn Quốc Dong-a Ilbo. Ấn phẩm lưu ý căng thẳng giữa hai nước gia tăng không chỉ trong thương mại, mà còn trong lĩnh vực quân sự. Tờ báo này cho rằng, Hoa Kỳ đang tăng cường sức mạnh quân sự của mình, , đưa ra một ví dụ tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ cho biêt họ đang tạo ra một tên lửa nhanh hơn 17 lần so với tất cả các loại hiện có. Các chuyên gia thừa nhận thông điệp này của tổng thống Mỹ được gửi tới Trung Quốc và Nga.