Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm

(PLVN) - Ngày 26/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (Dự án GIZ) tổ chức Hội nghị “Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn vay

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc chủ trì Hội nghị. Cùng điều hành có Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải và Phó Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Ánh Nguyệt.

Tham dự Hội nghị có hơn 150 đại biểu đại diện các Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền Bắc.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc chủ trì Hội nghị. Cùng điều hành có Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải và Phó Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Ánh Nguyệt.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc chủ trì Hội nghị. Cùng điều hành có Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải và Phó Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Ánh Nguyệt.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết: Thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về điều hành chính sách tiền tệ, hạ lãi suất, tháo gỡ các thủ tục hành chính, rào cản để người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, thuận lợi và nhanh chóng, nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn của nguồn vốn cả hệ thống tín dụng.

Trong bối cảnh đó, vai trò của khuôn khổ thể chế pháp luật về các biện pháp bảo đảm có vai trò quan trọng. Quốc hội, Chính phủ và Bộ, ngành đã quan tâm xây dựng thể chế pháp luật với Bộ luật dân sự quy định chung về các biện pháp bảo đảm và các luật chuyên ngành như Luật đất đai, Luật các tổ chức tín dụng, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản,… và các Nghị định thi hành. Việc tổ chức thi hành pháp luật được tăng cường thời gian qua với nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn, hướng dẫn thi hành các luật này... cho tới chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm pháp luật.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu khai mạc.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu khai mạc.

Theo Thứ trưởng, bên cạnh những kết quả tích cực của công tác đăng ký biện pháp bảo đảm nói chung và đăng ký biện pháp bảo bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nói riêng thì thực tế cho thấy còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Để khắc phục các tồn tại, hạn chế thì cần nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước. Chính vì vậy, việc tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn là bước đi đúng hướng tới mục tiêu này.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Thông qua Hội nghị, Bộ Tư pháp mong muốn các đại biểu sẽ có thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong thực hiện kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm, kịp thời chấn chỉnh sai sót, đưa công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại các địa phương phát triển lành mạnh; thúc đẩy khả năng tiếp cận nguồn vốn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và cả nước.

Kịp thời rút kinh nghiệm thông qua công tác kiểm tra

Nhấn mạnh tới vai trò của công tác kiểm tra, Ths. Chu Đức Thắng, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ lưu ý về nguyên tắc tiến hành kiểm tra đó là phải tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, kịp thời, hợp pháp, hợp lý. Chia sẻ thêm, ông Thắng cho biết các bước tiến hành một cuộc kiểm tra bao gồm: chuẩn bị kiểm tra (xác định rõ vấn đề cần kiểm tra, lập kế hoạch, thông báo kế hoạch kiểm tra, quán triệt mục đích, yêu cầu và phạm vi kiểm tra, phân công nhiệm vụ, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo); tiến hành kiểm tra (kiểm tra trực tiếp, thu thập thông tin, tài liệu và xác minh); kết thúc kiểm tra (ban hành kết luận và thực hiện kết luận kiểm tra).

Ths. Chu Đức Thắng, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ trao đổi tại Hội nghị.

Ths. Chu Đức Thắng, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ trao đổi tại Hội nghị.

Còn ông Ngô Đức Mậu, Trưởng phòng Hành chính – Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam cho biết: Thời gian qua, Sở Tư pháp đã thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm của 7 Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và các chi nhánh trên địa bàn tỉnh. Qua đó nhằm giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với những tồn tại, hạn chế phát sinh.

Bên cạnh kết quả đạt được, đại diện Sở Tư pháp Hà Nam cũng chỉ ra vướng mắc khi khi có chủ trương đề xuất về việc nâng mức thu phí đăng ký biện pháp bảo đảm, Sở Tư pháp không có cơ sở để xây dựng đề án và tham mưu trình HĐND tỉnh quyết định mức thu. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính và các Bộ liên quan nghiên cứu đưa ra các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ so sánh điều kiện kinh tế xã hội thời điểm quy định mức phí trước đây với thời điểm hiện tại để địa phương có cơ sở xây dựng Đề án và tham mưu trình HĐND tỉnh quyết định mức thu phí.

Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải phát biểu.

Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải phát biểu.

Ngoài ra, tham dự Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải giới thiệu về quy định pháp luật liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, một số vấn đề, yêu cầu đặt ra trong áp dụng thi hành.

Đọc thêm