Nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật

(PLVN) -Sáng nay (14/10), Báo Pháp luật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ PBGDPL tổ chức Tọa đàm Chương trình chung tay xóa nghèo pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong công tác PBGDPL. Tọa đàm do TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo PLVN và TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL đồng chủ trì. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam 2020.
TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo PLVN và TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL đồng chủ trì tọa đàm.
TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo PLVN và TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL đồng chủ trì tọa đàm.

Tham dự Tọa đàm, về phía Bộ Tư pháp có ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGPL; bà Lê Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục THADS; đại diện Văn phòng Bộ cùng đại diện một số Sở Tư pháp, Cục THADS địa phương. 

Tọa đàm còn có sự góp mặt của nhiều khách mời đến từ các Bộ, ngành: Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN; ông Nguyễn Trần Hiệu, Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan cùng đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng cục Thuế, Hội Luật gia Hà Nội…

Đẩy mạnh xã hội hóa 

Phát biểu khai mạc, Tổng biên tập Đào Văn Hội đánh giá: Việc thực hiện chương trình Chung tay xóa nghèo cả về pháp luật và vật chất đã có những tác động tích cực đối với đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, đóng góp tích cực cho xã hội. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, Báo PLVN đã thực hiện tốt sứ mệnh truyền thông tư pháp và pháp luật, phát huy tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Bộ, ngành Tư pháp.

Tổng Biên tập Đào Văn Hội cho biết, trước khi có Luật PBGDPL, Báo PLVN phối hợp với Bộ đội biên phòng, Ủy ban dân tộc thực hiện đề án đưa sách, báo pháp luật đến vùng sâu, vùng xa.
Tổng Biên tập Đào Văn Hội cho biết, trước khi có Luật PBGDPL, Báo PLVN phối hợp với Bộ đội biên phòng, Ủy ban dân tộc thực hiện đề án đưa sách, báo pháp luật đến vùng sâu, vùng xa.

Từ trước khi có Luật PBGDPL, Báo PLVN phối hợp với bộ đội biên phòng, Ủy ban dân tộc thực hiện đề án đưa sách, báo pháp luật đến vùng sâu, vùng xa. Kể từ khi Luật PBGDPL năm 2012 được thông qua, trong đó có quy định đẩy mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL, khẳng định đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội thì Báo đã tăng cường bố trí nguồn lực, kinh phí, thực hiện bài bản công tác này và có sáng kiến thực hiện Chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật”. 

“Cụm từ “chung tay” thể hiện ý chí mãnh liệt và trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho người dân. Mỗi ngành có một vị thế, một trách nhiệm khác nhau nhưng cần “chung tay” để cùng nhìn về một hướng, để cùng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm giúp công tác PBGDPL ngày càng hiệu quả, thiết thực. Đặc biệt là góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khơi gợi, sáng tạo hơn nữa trong thực hiện sứ mệnh đưa pháp luật đến với người dân”, Tổng biên tập Đào Văn Hội chia sẻ.

Bản chất Chương trình Chung tay xóa nghèo pháp luật của Báo PLVN là giáo dục pháp luật theo các chuyên đề, ví dụ như Chương trình chung tay xóa nghèo pháp luật hướng về biên giới, biển đảo đã Bộ phê duyệt, Báo phối hợp với các đơn vị cùng thực hiện. Đây là chương trình hết sức ý nghĩa bởi vấn đề chủ quyền quốc gia, biên giới biển đảo đặt ra yêu cầu rất mới về công tác tuyên truyền PBGDPL đối với người dân, cán bộ chiến sỹ, đặc biệt là địa bàn biên giới biển đảo. Để thực hiện nhiệm vụ này, Báo PLVN đã tổ chức phát sách, báo pháp luật miễn phí cho già làng, trưởng bản, người dân; trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân để nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền, biển đảo. Cùng với đó, Báo cũng huy động nguồn lực xã hội hóa để trao tặng nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày Báo PLVN phát hành số đầu tiên (10/7/1985-10/7/2020), Báo đã trao tặng 35 ngôi nhà “Mái ấm Tư pháp” cho những gia đình chính sách, cán bộ Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, Báo đã xây dựng và trao tặng gần 300 “Mái ấm Tư pháp”.

Với ý nghĩa đó, Báo mong muốn các đại biểu sẽ chia sẻ các cách làm hay, cách tiếp cận mới để cùng Báo và Vụ PBGDPL thực hiện tốt trách nhiệm Bộ, ngành Tư pháp giao với tư cách là cơ quan mũi nhọn, chính yếu trong thực hiện nhiệm vụ PBGDPL.

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc đánh giá cao Chương trình chung tay xóa nghèo do Báo PLVN thực hiện.
Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc đánh giá cao Chương trình chung tay xóa nghèo do Báo PLVN thực hiện.

Còn Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc ghi nhận và đánh giá cao Chương trình chung tay xóa nghèo pháp luật của Báo PLVN khi không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn góp phần tích cực đưa pháp luật đến với người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, những nơi được coi là “vùng trũng pháp luật”. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với công tác PBGDPL, cần sự chung tay của toàn xã hội. Vì vậy, Tọa đàm mong muốn nhận được các ý kiến góp ý, trao đổi để cùng tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thực chất hơn để cùng chung tay xóa nghèo pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trong thời gian tới.

Gợi mở nhiều giải pháp

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL cho rằng trước yêu cầu đổi mới về chất và mục tiêu bảo đảm tính bền vững của công tác PBGDPL, việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PBGDPL tiếp tục được xác định là giải pháp đúng đắn, cần thiết và cần được tiếp tục thực hiện trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội. 

Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên phát biểu tại Hội thảo.
 Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

Theo đó, cần xác định chính sách huy động nguồn lực xã hội trong công tác PBGDPL là cần thiết, tất yếu và coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL; rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL; rà soát, tổng kết, đánh giá những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL để nghiên cứu nhân rộng.

Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng.
Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng.

Còn Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, cần tiếp tục bám sát đặc điểm của đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số để vận dụng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phù hợp theo hướng dễ hiểu, tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp, thiết thực đến người dân. Cùng đó, cần phát huy tối đa các điều kiện, phương tiện của các đơn vị, nguồn lực về con người, tài chính và thời gian trong công tác PBGDPL; tăng cường tập huấn để nâng cao kỹ năng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật.

Ông Đỗ Duy Thường, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.
Ông Đỗ Duy Thường, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Theo ông Đỗ Duy Thường, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thời gian qua, Mặt trận và các tổ chức thành viên luôn chú trọng thực hiện tốt công tác PBGDPL. Trong đó, tập trung vào tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại khu dân cư, hộ gia đình với nội dung phổ biến là các vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, các vấn đề nóng trong xã hội như đất đai, hôn nhân gia đình, môi trường sống… 

Thời gian tới, Mặt trận sẽ tiếp tục đẩy mạnh hình thức tuyên truyền pháp luật tại khu dân cư; thành lập các tổ nòng cốt để tập hợp người dân có trình độ làm công tác PBGDPL; phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác hòa giải, xem đây là một trong những cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả. Cùng với đó, Mặt trận cũng mong muốn Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế chính sách pháp luật về PBGDPL; tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ làm công tác này.

Bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp Hà Nội cho biết Sở luôn không ngừng đổi mới để có các cách làm hay, hiệu quả trong PBGDPL trên địa bàn.
 Bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp Hà Nội cho biết Sở luôn không ngừng đổi mới để có các cách làm hay, hiệu quả trong PBGDPL trên địa bàn.

Còn bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp Hà Nội cho biết Sở luôn không ngừng đổi mới để có các cách làm hay, hiệu quả trong PBGDPL trên địa bàn. Sở đã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật qua mạng với các ứng dụng trên điện thoại thông minh, các fanpage, trang thông tin điện tử; tích cực tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở; giải đáp pháp luật qua đường dây nóng; phát huy hiệu quả PBGDPL thông qua mô hình tự quản ở cộng đồng…

Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cũng được Sở đổi mới bằng nhiều hình thức khác nhau như thi online, thi bằng hình thức sân khấu hóa. Đặc biệt, năm nay, Sở đã tổ chức cuộc thi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi bằng hình thức thi bằng các video bài giảng, hùng biện. Cách làm này đã đem lại kết quả rất tích cực.

Ngoài ra, bà Tú cũng cho biết thêm: Để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động để tạo điểm nhấn. Trong tuần lễ cao điểm, sẽ tiến hành tổng kết trao giải cuộc thi và tăng cường phối hợp với cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông về các hoạt động hướng đến Ngày pháp luật.

Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan Nguyễn Trần Hiệu cho biết, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định chính sách pháp luật đóng góp không nhỏ vào thành công của ngành Hải quan.
  Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan Nguyễn Trần Hiệu cho biết, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định chính sách pháp luật đóng góp không nhỏ vào thành công của ngành Hải quan.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Trần Hiệu, Chánh Văn phòng, Tổng cục Hải quan, ngành hải quan nước ta đã cơ bản tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế, đạt được tốc độ thông quan như các nước trong khu vực và tiệm cận với các nước tiên tiến trên thế giới. Để đạt được kết quả như vậy, có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định chính sách pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Theo ông Hiệu, công tác PBGDPL trong ngành hải quan có một số đặc thù. Theo đó, đối tượng phổ biến, tuyên truyền của ngành rất rộng, không chỉ người dân trong nước, công dân nước ngoài, các doanh nghiệp mà cần phổ biến ngay trong lực lượng hải quan để họ kịp thời nắm bắt các quy định pháp luật chuyên ngành. Có những việc tuyên truyền theo kế hoạch, có việc phải tuyên truyền trực tiếp, tại thời điểm nhất định. Ngoài ra, trước cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nên vấn đề giả mạo xuất xứ hàng hóa đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho nước ta vì vậy cần đổi mới hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật để người dân nắm rõ được các chính sách về thuế suất, xuất xứ hàng hóa.

Đánh giá cao sự phối hợp, đồng hành của Báo PLVN trong thời gian qua, ông Hiệu mong muốn Báo tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các hoạt động của ngành hải quan với các thông tin đa chiều, kịp thời ghi nhận, phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong thể chế, chính sách pháp luật để đề ra biện pháp tháo gỡ, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nói chung, pháp luật chuyên ngành hải quan nói riêng.

Ngoài ra, Tọa đàm cũng nhận được rất nhiều các ý kiến từ đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia, các Sở Tư pháp địa phương… để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PBGDPL nói chung và thực hiện Đề án Chung tay xóa nghèo pháp luật của Báo PLVN nói riêng.

Một số hình ảnh tại Tọa đàm:

 
 
 
 

Đọc thêm