NASA: Một thiên thạch sẽ bay ngang qua Trái Đất vào ngày 1-9 tới

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo một thiên thạch có đường kính khoảng 22 đến 49 mét sẽ bay ngang qua hành tinh của chúng ta với khoảng cách gần hơn từ Trái Đất đến Mặt Trăng vào ngày 01/9 tới.

Theo NASA,  với tốc độ 8,6 km mỗi giây, thiên thạch 2011 ES4 sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách an toàn và không gây nguy hiểm do cách Trái Đất 45.000 dặm.

Hình ảnh do NASA công bố ngày 18/8/2020 cho thấy một hành tinh nhỏ 2020 QG bay sượt qua Trái Đất ở khoảng cách 2.950 km. Ảnh: TTXVN

2011 ES4 được phát hiện lần đầu vào năm 2011 và nó bay qua Trái Đất theo chu kỳ 9 năm một lần. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học có thể quan sát 2011 ES4 từ Trái Đất trong 4 ngày. Lần này, nó sẽ bay gần Trái Đất hơn ở khoảng cách ước tính khoảng 1,2 lakh km, tức là gần hơn so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng là 3,84 lakh km.

Hiện các nhà thiên văn học trên thế giới đang theo dõi gần 2.000 tiểu hành tinh, sao chổi và các vật thể có thể đe dọa Trái Đất. Từ khi thiên thạch xóa sổ khủng long cách đây 66 triệu năm, hành tinh của chúng ta chưa từng gặp thảm họa nào tương tự. Tuy nhiên, các thiên thạch nhỏ vẫn thường xuyên rơi xuống Trái Đất. Theo NASA, không có thiên thạch hay sao chổi lớn nào có khả năng đâm vào Trái Đất trong vài trăm năm tới. Nhưng cơ quan này vẫn thường xuyên kiểm tra lại đường bay dự đoán của các thiên thể.

Đọc thêm