Nếp nhà tam, tứ đại đồng đường có khó sống?

(PLVN) -  Ngày nay, gia đình “tam, tứ đại đồng đường” dưới một nếp nhà còn lại rất ít. Nhưng vì cần “thích nghi” nên mọi người trong nhà đều đã tôn trọng cá nhân và không quá khắt khe như trước. Để điều còn lại dưới mỗi nếp nhà Việt là những bao dung, bình yên và ấm áp…

Dưới mái nhà của gia đìnhViệt Nam từ ngàn xưa luôn tồn tại ba, bốn thế hệ cùng chung sống “tứ đại đồng đường”, tạo ra những giá trị đạo đức, gia phong.Một đứa trẻ lớn lên “Trẻ cậy cha, già cậy con”, là một vòng khép kín trong sự bảo bọc của gia đình. Dù có khiếm khuyết vì lý do nào đó thì “sẩy cha còn chú,sẩymẹ bú dì”. Ngược lại, con cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, chamẹ khi tuổi già. Nếu những điều đó không được thực hiện thì bị đánh giá là nhà vô phước, con cái bất hiếu. Qua thời gian, các tiêu chí trên tưởng như sẽ bất di bất dịch đó đến nay đã khác. Đơn cử như ông bà bỗng nhiên không muốn sống chung với con cháu, bố mẹ cũng không nhất thiết phải “quan trọng” lo nhà cửa cho con cháu. Mà ngày nay, những gia đình hạt nhân đã dần thay thế cho gia đình truyền thống.Chỉ những gia đình chưa có đủ điều kiện tách nhiều căn hộ, hoặc cha mẹ già yếu mới chấp nhận một cuộc sống “thích nghi” giữa nhiều thế hệ.

Nếu như trước đây, mỗi thành viên trong gia đình “tôn ti trật tự” phải tuân theo rất nhiều quy định hà khắc thì ngày nay, mỗi người được sống tự do hơn trong không gian riêng tư của mình. Bố mẹ muốn vào phòng con phải gõ cửa, muốn trao tặng gì phải hỏi ý kiến, con lớn lên khi đã có gia đình riêng, ông bàmuốn đến thămcháu phải hẹn trước... Và phía sau mỗi căn phòng, liệu con của mình đang học bài hay chơi game? Hay tệ hơn là lên mạng tham gia vào nhiều trò vô bổ, nếu không nói đến những mối nguy hiểm khác dành cho những đứa trẻ chưa trưởng thành? Nhiều bậc phụ huynh vì sốt ruột với những gì ẩn chứa bên trong “căn phòng khép kín” (mà thực ra nó đang được mở toang bởi mạng xã hội), nên đã phá bỏ quy tắc tôn trọng sự riêng tư của con cái. Mâu thuẫn từ đó cũng xuất hiện. Điều gì cha mẹ muốn dạy con thì thường mang tấm gương của bản thân ra để cho chúng học tập, nhưng lại đâu hiểu được, con trẻ đã chán ngắt cái bài ca “hồi đó”. Tất cả đều khô khan, kémhấp dẫn, sinh động không được như người bạn trên mạng xã hội đang luôn tươi cười chỉ dẫn đủ mọi thứ trên đời, kể cả việc “nấu cháo gà để nguyên lông” hay “thắt cổ sao cho không bị chết” (!) Vì lẽ đó, điều tâm huyết bố mẹ dạy thì con trẻ để ngoài tai, chỉ thích nghe những trào lưu “xúi bậy” trên Youtube mà thôi.

Chuyện mẹ chồng, nàng dâu xưa nay trăm bề rối rắm. Giờ thời của công nghệ, của sự bình đẳng, con dâu về sống chung với gia đình nhà chồng, nếu có định kiến với mẹ chồng thì càng phức tạp. Nàng dâu học đủ thứ trênmạng, từ nữ công gia chánh đến... “công dung ngôn hạnh”, chẳng cần đâu xa, “ông gu gồ” chỉ tất!Vai trò của mẹ chồng bỗng dưng trở nên mờ nhạt với nàng dâu. Thậm chí, nhiều mẹ chồng phải “nhịn” con dâu để được chăm cháu, phải theo cách nuôi dạy của bọn trẻ. Chẳng hạn trước đây mẹ chồng nuôi con hễ ốm là không tắm cả tuần, nhưng nay, đứa trẻ chỉ cần hạ sốt là tắm gội. Xưa việc học hành của con cái chỉ xin học từ lớp 1 là xong. Thì nay, cả nhà phải “học” cùng cháu.Thậmchí dạy cháu học từ… vài tháng tuổi, khi mẹ chúng cho nhận mặt chữ từ rấtsớm. Hiện nay, không ít gia đình trẻ muốn sống riêng, với lý do được tự do, thoải mái. Song, để có một mái ấm riêng, không phải là điều đơn giản. Với những gia đình trẻ, khi ở chung, vợ chồng trẻ sẽ bớt đượcmột khoản chi phí khá lớn về tiền nhà, điện, nước… Chưa kể, ông bà phụ lo cơmnước, việc nhà. Ông bà cũng là người giúp các con chăm sóc cháu, đưa - đón trẻ đi, chăm sóc cháu vào buổi tối hoặc ngày nghỉ khi cả hai vợ chồng bận việc đột xuất, đặc biệt là lúc trẻ đau ốm… Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, gia đình ba thế hệ cũng thường gặp phiền toái bởi bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề. Có thể nói, việc bất đồng quan điểm được cho là khó tránh khỏi trong những gia đình nhiều thế hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu trong việc nuôi dạy trẻ.

Có thể nói, việc bất đồng quan điểm được cho là khó tránh khỏi trong những gia đình nhiều thế hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu trong việc nuôi dạy trẻ.

Trên thực tế, nhiều gia đình đa thế hệ vẫn có thể sống hạnh phúc, hòa thuận. Đó là khi chamẹ không phân biệt dâu, rể, trai, gái. Ông bà luôn coi con dâu, con rể như con ruột của mình. “Trong cuộc sống hiện đại, gia đình “tứ đại đồng đường” không còn là mô hình lý tưởng. Song, đối với vợ chồng tôi, nếu có thể giữ gìn, đó vẫn là điều vô cùng đáng quý. Bởi, các thành viên trong gia đình đa thế hệ có điều kiện giúp đỡ nhau về cả vật chất và tinh thần”

Người già ngày nay không còn quá khắt khe với con cháu, một Tiến sỹ xã hội học phân tích, nguyên nhân là do sự “xung đột thế hệ”, vì tốc độ phát triển xã hội quá nhanh, đặc biệt là có sự góp phần của công nghệ thông tin. Sự xung đột đó khiến người già càng trở nên khép kín, e dè trước thế hệ trẻ. Do đó, những tồn tại mâu thuẫn trong quan hệ gia đình thời nay là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, gia đình với mỗi người vẫn là nơi chốn để trở về trong yêu thương. Dưới nếp nhà nhiều thế hệ, rồi sẽ dần vắng bóng ông bà, cha mẹ. Do đó, dù sống cùng hay không thì những ký ức, kỷ niệm, sự tôn trọng và yêu thương của người thân sẽ mãi mãi làm nên giá trị văn hóa của gia đình Việt.