Theo ghi nhận Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam tại cửa biển Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), cùng thời điểm đã thi công xây dựng hai loại kè chống sạt lở bờ biển. Theo đó, hai bờ kè một bên là thị trấn Rạch Gốc và một bên là xã Tân Ân.
Sau mấy đợt triều cường và sóng lớn, cụm rừng tại cửa biển Rạch Gốc ngày nào chỉ còn trơ lại những mảng rễ gốc. |
Được biết, trên địa bàn thị trấn Rạch Gốc có khoảng 2,5 km bờ biển. “Cơ quan chức năng cần nhanh chóng xử lý các đoạn kè bị hỏng cho ổn định, đồng thời để người dân sống yên ổn và bảo đảm đời sống…” - anh Nguyễn Tú Anh (ngụ tại ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), chia sẻ.
Về thực trạng sạt lở bờ biển tại cửa biển Rạch Gốc, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) Huỳnh Thanh Đảm cho biết: “Hiện nay, vào màu mưa bão đến thì tình hình diễn biến rất phức tạp. Đã qua, cũng được Trung ương, tỉnh đầu tư dự án kè Rạch Gốc, tuy nhiên chưa đảm bảo nên khi mùa mưa bão đến tình hình sạt lở diễn ra rất phức tạp. Hướng tới thì địa phương kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh, cấp trên có sự quan tâm, chỉ đạo để xây dựng bờ kè này cho đảm bảo”.
Cùng với đó, cùng một cửa biển đã xây dựng hai loại kè khác nhau mà người người nơi đây gọi là “kè kép” và chỉ có một loại kè mang lại hiệu quả đó là kè li tâm. Theo đánh giá cơ quan chức năng, nhà khoa học, kè li tâm phù hợp và hiệu quả với điều kiện thổ nhưỡng, chịu được sóng lớn tại các bờ biển, đặc biệt đê biển như tỉnh Cà Mau.
Kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau, quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng. Tuy nhiên loại kè này có kinh phí thực hiện là khá cao. |
Đồng thời, phương pháp kè li tâm hiện nay được đánh giá cao tại tỉnh Cà Mau vì có tính ứng dụng và hiệu quả đem lại khá lớn. Ưu điểm của phương pháp kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau. Quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng. Tuy nhiên giá thành đối với loại kè này là khá cao.
Nếu không được ngăn chặn kịp thời và có những giải pháp hiệu quả thì sạt lở bờ biển sẽ gây nguy hại cho môi trường sinh thái, mất rừng phòng hộ ven biển, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng... Do vậy, tỉnh Cà Mau cần chủ động nghiên cứu, nhân rộng các mô hình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Đặc biệt để nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa sạt lở bờ sông, bờ biển, tỉnh Cà Mau vẫn đang tiếp tục kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và áp dụng nhiều công trình khoa học để kè đắp bờ biển, đặc biệt là kè li tâm./.