Nhóm này cho biết họ cần nghiên cứu sâu hơn để xem đột biến này có làm thay đổi tiến trình của đại dịch hay không. Tuy nhiên ít nhất một nhà nghiên cứu không nằm trong nhóm cho rằng đột biến làm tăng tốc độ lây nhiễm có khả năng đã xảy ra. Điều này giải thích vì sao coronavirus gây ra nhiều ca nhiễm hơn ở Mỹ và khu vực Mỹ Latin. Đó là một sự đột biến đã được các nhà khoa học bày tỏ quan ngại từ nhiều tuần trước.
Nghiên cứu được tiến hành tại Viện nghiên cứu Scripps ở bang Florida cho rằng đột biến của virus tác động đến protein sợi – một cấu trúc bên ngoài của virus được nó dùng để bám vào bề mặt để xâm nhập vào các tế bào.
Nhà virus học Hyeryun Choe từ viện này nhận định trong một tuyên bố rằng: “Các virus đột biến làm tăng tính lây nhiễm hơn loại không có trong hệ thống tế bào chúng tôi dùng để thí nghiệm”.
Kết luận này đi ngược lại với tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng trong tuần này cho rằng đột biến ở nCoV vẫn còn xa mới tác động đến chương trình phát triển vaccine hiện nay. WHO cũng bác bỏ đột biến hiện nay khiến nCoV dễ lây nhiễm hơn và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Theo nghiên cứu từ nhóm của Choe và các đồng sự, nCoV phát sinh đột biến được gọi là D614G khiến các virus này có nhiều protein sợi hơn, điều này đồng nghĩa với việc nó có nhiều giác bám để xâm nhập vào các tế bào hơn.