Người dân hào hứng rủ nhau đến tham quan nơi Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong dịp nghỉ lễ 2/9

(PLVN) - Sắp đến lễ Quốc khánh, để biết thêm về Bác Hồ, về nơi Bác viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhiều người dân ở mọi miền Tổ quốc về ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tham quan, tìm hiểu.

Người dân hào hứng rủ nhau đến tham quan nơi Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong dịp nghỉ lễ 2/9

Sắp đến lễ Quốc khánh, để biết thêm về Bác Hồ, về nơi Bác viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhiều người dân ở mọi miền Tổ quốc về ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tham quan, tìm hiểu.

Bạn Lý Lâm Khải, 23 tuổi, ở Bắc Kạn là một trong những vị khách đầu tiên đến thăm di tích số 48 phố Hàng Ngang trong sáng 27/8.

Là một người luôn yêu thích, mong muốn tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Khải đã lựa chọn việc đến thăm quan các di tích lịch sử nhân dịp nghỉ lễ 2/9, một trong những ưu tiên hàng đầu của bạn trẻ này là di tích số 48 phố Hàng Ngang.

Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang nguyên là của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một nhà tư sản được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành đảng viên cộng sản. Ông là thành viên tích cực tham gia phong trào Việt Minh và là cơ sở bí mật của các đồng chí lãnh đạo Ðảng nước ta thời kỳ trước năm 1945.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Ðảng về ở và làm việc tại số 48 Hàng Ngang từ ngày 25/8 đến đầu tháng 9/1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Ðảng họp bàn, quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại, về thể chế và thành phần của Chính phủ lâm thời; về tổ chức ngày tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…

Sau này, căn nhà này được gia đình ông Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước. Năm 1979, nơi đây được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chia sẻ về trải nghiệm của bản thân khi đến thăm quan, Khải vô cùng thích thú: PV

Một nhân viên quản lý tại di tích cho biết, người dân có thể đến tham quan từ thứ ba đến thứ bảy hằng tuần. Vào các dịp như sinh nhật Bác, dịp Quốc khánh, người dân đến rất đông, nhất là các bạn trẻ.

Lý giải về sức hút của nhiều địa điểm lịch sử, chuyên gia văn hóa chỉ ra ba lý do chính. Một là bản thân các di tích với những chứng tích lịch sử đã có sức hút riêng, mang giá trị giáo dục, chuyển hóa tâm thức; hai là tác động trực tiếp của hoạt động truyền thông trên mọi nền tảng mạng xã hội đến người xem; và ba là hoạt động giáo dục và giáo dục chính trị bắt đầu tìm ra các phương pháp mới để khơi gợi lòng yêu nước, mong muốn tìm về cội nguồn của người trẻ.

Đọc thêm