Người làm từ thiện lớn nhất Việt Nam giàu cỡ nào?

 

So với bất kỳ một cá nhân, doanh nghiệp nào hiến tặng các hoạt động từ thiện tại Việt Nam, ông Dương Công Minh và Him Lam đều vượt rất xa. Điều thú vị là mỗi khi khánh thành một trường học, nhà tình thương, cần chụp ảnh lưu niệm, người ta sẽ nhìn thấy vị chủ tịch Him Lam đứng ở phía ngoài.

[links()]Số tiền Chủ tịch Him Lam tặng hoạt động từ thiện xã hội, đặc biệt là xây trường học trên khắp Việt Nam đã lên tới cả nghìn tỷ đồng và sẽ còn tiếp tục tăng.

Đầu tư xây dựng trường Dân tộc nội trú ở Hậu Giang với số vốn 75 tỷ đồng, trường học ở Củ Chi 37 tỷ đồng, trường mầm non Phì Điền với diện tích 5.000m2 trị giá 17 tỷ đồng, 2 trường học ở Bắc Kạn và Bắc Giang mỗi trường 17 tỷ đồng… Nếu chỉ đọc các con số này, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đó là khoản đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước. Thế nhưng đó là tiền do ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam hiến tặng (ông này sở hữu 99% cổ phần của Him Lam).

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ông Minh và các công ty mà đại gia này làm chủ đã bỏ ra cả nghìn tỷ đồng để thực hiện các hoạt động từ thiện, xã hội trên khắp Việt Nam mà xây trường học ở khắp các tỉnh thành là một hoạt động nổi bật. Theo dự kiến, đến năm 2020, Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh sẽ tặng mỗi tỉnh thành trên toàn quốc một trường học mà số tiền bỏ ra ở cho mỗi điểm đều lên tới hàng chục tỷ, có nơi xấp xỉ 100 tỷ đồng.

So với bất kỳ một cá nhân, doanh nghiệp nào hiến tặng các hoạt động từ thiện tại Việt Nam, ông Dương Công Minh và Him Lam đều vượt rất xa. Điều thú vị là mỗi khi khánh thành một trường học, nhà tình thương, cần chụp ảnh lưu niệm, người ta sẽ nhìn thấy vị chủ tịch Him Lam đứng ở phía ngoài.

Một nhân viên thường thực hiện các chương trình từ thiện xã hội cho công ty của ông Minh cho biết: “Anh ấy cứ bảo làm là thực hiện thôi, còn tiền nhiều ít thế nào cũng là công ty do anh ấy làm chủ. Anh ấy lại là người có tính kỷ luật theo kiểu quân đội rất cao nên mọi người cứ làm chứ ít người hỏi sao lại chi nhiều tiền thế cho các hoạt động từ thiện, xã hội. Sau làm nhiều, chúng tôi mới hiểu, triết lý kinh doanh của anh Minh là kinh doanh gắn với xã hội nên khi làm ra lợi nhuận, cần trả ơn nơi mình đang hoạt động”.

Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh
Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh

Còn chủ tịch của Him Lam thì cho biết, ông kinh doanh “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nên cách làm cũng khác. “Ở Việt Nam, giai cấp công nhân với nông dân làm chủ nên họ phải thích mình thì mới làm việc được nên mình phải lấy lòng họ”, ông Minh chia sẻ.

Với công chúng, ông Minh là người khá kín tiếng. Giữ vị trí chủ tịch của ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng phát ngôn đều do phó chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng thực hiện.

Cơ duyên với bất động sản

Con đường dẫn tới nghiệp địa ốc của Dương Công Minh bắt đầu từ vụ thất bại nặng nề khi đi buôn xoài (lúc đó chủ tịch Him Lam có biệt danh là Minh Xoài). Điều lạ lùng ở thời đó là Minh Xoài đi buôn trái cây với người bạn nhưng lại cam kết là lời cùng chia, nhưng lỗ thì chỉ mình chịu. Lần chở 100 xe xoài sang Trung Quốc bị thối sạch đến nỗi xoài đổ xuống "lấp kín cả một dòng suối". Nhìn bạn cất xoài lành, ăn quả thối, Minh Xoài giữ lời hứa “lỗ mình chịu” và bán căn nhà đang ở (1000m2 trên đường Cộng Hoà) để trả nợ cho bạn.

Khi bán nhà Minh Xoài mới phát hiện ra là nếu làm dịch vụ thì mất tới 50 triệu để hợp thức hóa giấy tờ (giá căn nhà là 350 triệu) còn tự làm hết có 3 triệu. Từ đó, tay buôn trái cây lập ra công lập ra công ty hợp thức hóa nhà đất với giá 20 triệu đồng (giảm 60%) nhưng vẫn có lợi nhuận tới 300% sau khi trừ các loại chi phí, nghiệp bất động sản của chủ tịch Him Lam khởi nguồn từ đây. Sau này, ông Minh coi việc thất bại khi đi buôn xoài là một may mắn lớn của đời mình vì không có nó thì đã không có Minh Him Lam ngày nay (biệt hiệu mới của ông khi làm chủ tịch công ty bất động sản).

 Công trình trường Dân tộc nội trú tại Hậu Giang do những công ty của Dương Công Minh tài trợ có số vốn bỏ ra khoảng 75 tỷ đồng.

Chủ tịch Him Lam giàu cỡ nào?

Là một con người luôn khiêm nhường trước công chúng và sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ để đền đáp xã hội nhưng ông Minh lại cho biết, người kế nghiệp duy nhất tại Him Lam chỉ có thể là con trai mình (năm nay mới 5 tuổi). Khi được hỏi: Cuộc đời là vô thường… vì con người trên cuộc đời cũng chỉ như hạt cát. Ông có nghĩ là việc chỉ độc truyền cho con trai ông Him Lam có thể có những rủi ro ngoài dự kiến?”. Vị chủ tịch Him Lam trả lời: “Tôi đã nghĩ về việc này. Chính vì cuộc đời là vô thường nên tôi đã làm những điều tôi có thể bình thường trong cuộc sống. Vì đơn giản, tôi quyết định những gì về tôi và gia đình tôi”.

Do các công ty chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên giá trị tài sản của doanh nhân này rất khó xác định chính xác. Tuy nhiên, nhìn vào vị trí chủ tịch tại công ty Him Lam (vốn điều lệ hơn 6.500 tỷ đồng với 99% cổ phần của ông Minh), ngân hàng Bưu điện Liên Việt, công ty Liên Việt Holdings… người ta có thể hình dung sơ bộ về tài sản của doanh nhân này.

Khi được thống kê là người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2009, ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch công ty Kinh Bắc chia sẻ: “Về bản chất của sự giàu có về tiền bạc thì những người hiện nay nắm giữ cổ phiếu niêm yết nhiều cũng không phải là những người giàu nhất Việt Nam. Nhiều người vì lý do này hay lý do khác, họ chưa muốn công khai chuyện tế nhị này. Tôi biết nhiều người giàu có hơn mình, ví dụ như anh Minh (ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Him Lam). Nếu công ty anh ấy niêm yết, chắc khó có người nào vượt qua”.

Sinh tại Quế Võ (Bắc Ninh), ông Dương Công Minh hiện kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT 3 doanh nghiệp lớn là công ty cổ phần Him Lam, ngân hàng Bưu điện Liên Việt và công ty cổ phần Liên Việt Holdings. Trước đó, những năm 1984-1993, ông Minh là sỹ quan công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng, đến giai đoạn 1994-1997 là giám đốc xí nghiệp xây dựng - công ty Thanh Bình cũng thuộc Bộ Quốc phòng. Doanh nhân này hiện là ông chủ của công ty cổ phần Him Lam - nơi có hơn 20 công ty con, công ty liên kết đủ lĩnh vực, từ bất động sản, tài chính ngân hàng, viễn thông, xây dựng đến sản xuất, thương mại dịch vụ, nhân lực, khai khoáng...

Theo infornet

Đọc thêm