Jose Ameal Peña được 4 tuổi khi bệnh cúm năm 1918 xé tan thị trấn đánh cá nhỏ của ông ở miền bắc Tây Ban Nha. Con đường chết chóc ở đó vẫn được thuật lại hàng ngày bằng tiếng chuông nhà thờ.
Cúm năm 1918, còn được gọi là cúm Tây Ban Nha, đã giết chết khoảng 50 - 100 triệu người trên khắp thế giới. Tại thị trấn Luarca của Ameal Peña, nó đã cướp đi 500 mạng sống - một phần tư dân số của thị trấn 2.000 người. Ông Ameal Peña cho biết hàng ngày có đám tang tiến đến nghĩa trang là chuyện hết sức bình thường.
Mùa thu năm 1918, ông đã trở thành người duy nhất trong số 7 anh chị em của mình bị cúm. Ameal Peña chia sẻ: "Khi thức dậy, tôi không thể đi được. Tôi phải bò bằng tay và đầu gối. Những lúc lên cơn sốt không ngừng, bác sĩ đã kê đơn cho tôi dùng lá cây bạch đàn luộc và rong biển.
Hơn một thế kỷ sau, Ameal Peña - người Tây Ban Nha sống sót duy nhất trong một đại dịch được cho là nguy hiểm nhất lịch sử loài người, đã có một cảnh báo khi thế giới đang phải đối mặt với Covid-19. Ông nói rằng: "Hãy cẩn thận. Tôi không muốn thấy điều tương tự lặp lại. Nó đã cướp đi rất nhiều sinh mạng."
Trong những tuần gần đây, Ameal Peña liên tục theo dõi với sự lo lắng khi đại dịch lan rộng. Tây Ban Nha cũng đang là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề, với 1.720 người chết và vẫn chưa dừng lại ở đó.
Con gái của Ameal Peña chia sẻ: "Ông ấy biết chính xác những gì đang xảy ra với virus corona. Kể từ khi vượt qua tất cả để sống, ông ấy vẫn đang bị khủng hoảng .Bố tôi sợ rằng điều gì đó tương tự sẽ xảy ra một lần nữa, mặc dù chúng tôi đang sống ở những thời điểm rất khác nhau."
Mặc dù nỗi sợ hãi của cả hai đại dịch là tương tự nhau, nhưng những tiến bộ khoa học ngày nay đã cho phép các loại thuốc chống virus được thử nghiệm đồng thời các phương pháp điều trị y tế phức tạp cũng được tiến hành.