Hội thảo nhằm nghiên cứu, nhận diện và làm rõ các giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của bà Phạm Thị Trân – một trong những nhân vật lịch sử thời Đinh. Các đại biểu đã trao đổi, phân tích, đánh giá tầm ảnh hưởng của bà đối với nghệ thuật sân khấu Việt Nam nói chung và nghệ thuật hát Chèo nói riêng, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa này trong bối cảnh hiện đại.
|
Ông Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, ông Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh: Đảng luôn xác định văn hóa, văn học, nghệ thuật là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh mới, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc càng trở nên cấp thiết, trong đó có nghệ thuật Chèo mà bà Phạm Thị Trân là người khai sáng.
|
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thế Khoa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc cho biết, dù bà Phạm Thị Trân đã được công nhận là Tổ nghề Chèo, cũng như là người đặt nền móng cho sân khấu Việt Nam, nhưng thông tin về thân thế và sự nghiệp của bà vẫn còn hạn chế trong nhận thức xã hội. Hội thảo là dịp để nghiên cứu sâu hơn, hướng tới việc tôn vinh rộng rãi và hiệu quả hơn đối với di sản của bà.
|
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái phát biểu tham luận tại Hội thảo |
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cùng nhiều nhà nghiên cứu đã trình bày tham luận, tập trung vào các nhóm vấn đề chính: làm rõ thân thế và sự nghiệp Ưu bà Phạm Thị Trân, phân tích di sản mà bà để lại trong nghệ thuật Chèo và sân khấu Việt Nam, đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản này trong phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương hiện nay.
Hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp bà Phạm Thị Trân – Tổ nghề hát Chèo Việt Nam là hoạt động thiết thực trong Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Lư của tỉnh Ninh Bình năm 2025.
|
Ông Trương Đình Tưởng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Ninh Bình phát biểu tại Hội thảo. |