Lý luận thường gặp cho rằng răng bị mẻ là kết quả của quá trình tiêu thụ thức ăn nóng và lạnh liên tiếp. Tuy nhiên, bác sĩ Puneet Ahuja cho biết vệ sinh răng miệng và các vấn đề nha khoa mới là nguyên nhân thực thụ gây nên chứng vỡ răng. Ông còn chỉ ra cặn kẽ nguyên nhân bên trong và bên ngoài cùng cách phòng ngừa hữu hiệu.
Nguyên nhân bên trong
Bác sĩ Puneet Ahuja nói: “Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến vỡ răng. Một số là do thiếu hụt nội bộ như thiếu canxi trong men răng làm cho răng dễ bị phá vỡ hoặc sâu răng làm ảnh hưởng đến men răng tạo nên các vết nứt”.
Nguyên nhân bên ngoài
Vị bác sĩ này còn nói thêm: “Các tác nhân bên ngoài gây mẻ răng phổ biến là do tai nạn, bệnh nghiến răng khi ngủ hoặc do cắn chặt và mạnh quá mức”.
Cách phòng ngừa
Đề cập đến vấn đề phòng ngừa, bác sĩ Puneet Ahuja cho biết: “Có một số biện pháp phòng ngừa khá đơn giản có thể giúp bạn dễ dàng ngăn chặn được tình trạng mẻ răng”.
Ông chỉ ra: “Đối với những người có thói quen cắn chặt răng khi căng thẳng hoặc mắc chứng nghiến răng khi đang ngủ, tôi khuyên bạn nên sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm. Ngoài ra, đối với trẻ em và người già, nên có những biện pháp an toàn chống té ngã để hạn chế tai nạn gây gãy răng”.
Dụng cụ bảo vệ hàm là một dụng cụ được làm bằng nhựa dẻo (thường được sử dụng cho người chơi thể thao như bóng rổ, đấu vật, bóng đá, bóng bầu dục, võ thuật,…) nhằm bảo vệ răng tránh bị chấn thương.
Đối với tác nhân tai nạn, bác sĩ khuyên: “Nên sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm trong khi chơi thể thao và tránh nhai những vật liệu cứng như bút chì, bút mực, móng tay, đá... Quan trọng hơn hết là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nếu như có bất kỳ dấu hiệu mẻ, vỡ răng nào”.