Nhà sử học Dương Trung Quốc mong cái mới trong đêm Trang phục văn hóa dân tộc được khán giả đón nhận

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo dõi đêm thi Trang phục văn hóa dân tộc (National Costume), nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá các nhà thiết kế trẻ có cách tiếp cận văn hóa bằng hình thức mới, phù hợp với xu hướng thế giới.

Tối 19/8, tại TP HCM, dàn Hoa - Á hậu kết hợp cùng 44 thí sinh Hoa hậu Hòa bình Việt Nam tham gia trình diễn Trang phục văn hóa dân tộc - đêm thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi.

59 bộ trang phục được tạo ra bởi các nhà thiết kế trẻ, đa số các bạn đều là học sinh sinh viên có niềm đam mê với thiết kế trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Cùng với đó là sự dẫn dắt và chỉ dạy của dàn mentors dày dặn kinh nghiệm như nhà thiết kế Nguyễn Việt Hùng, Vũ Việt Hà, Văn Thành Công, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Minh Công và Nguyễn Tiến Truyển.

59 bộ trang phục được các nhà thiết kế mang đến cuộc thi năm nay đều được đầu tư vô cùng chỉn chu, kinh phí khủng. Hơn hết, mỗi một thiết kế đều mang một ý nghĩa đặc biệt với những nét đặc trưng, độc đáo trong văn hóa, đời sống và con người Việt Nam. Trong đó, nhiều thiết kế hoành tráng được đính kết tinh tế, khắc họa cầu kỳ từng chi tiết nhỏ để tác phẩm trở nên đẹp và lung linh nhất trên sân khấu.

Đoàn Thiên Ân tái hiện lại thiết kế Trúc chỉ trên sân khấu.

Đoàn Thiên Ân tái hiện lại thiết kế Trúc chỉ trên sân khấu.

Á hậu Ngọc Hằng diện thiết kế Cà kheo - tái hiện trò chơi dân gian đặc trưng thường xuất hiện ở hầu hết lễ hội của các dân tộc miền núi Việt Nam. Đây cũng là một hình thức di chuyển độc đáo vào mùa mưa của người dân đồng bào Tây Nguyên nói chung và người đồng bào Ba Na tại làng Jun, Gia Lai nói riêng.

Á hậu Ngọc Hằng diện thiết kế Cà kheo - tái hiện trò chơi dân gian đặc trưng thường xuất hiện ở hầu hết lễ hội của các dân tộc miền núi Việt Nam. Đây cũng là một hình thức di chuyển độc đáo vào mùa mưa của người dân đồng bào Tây Nguyên nói chung và người đồng bào Ba Na tại làng Jun, Gia Lai nói riêng.

Bộ trang phục tò he - một loại đồ chơi dân gian làm từ bột màu, tạo hình sinh động gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Việt.

Bộ trang phục tò he - một loại đồ chơi dân gian làm từ bột màu, tạo hình sinh động gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Việt.

Truyện cổ tích “Tấm Cám” 3 lần được tái hiện trên sân khấu thông qua các bộ trang phục. Trong ảnh là phần thể hiện của Lê Hoàng Phương - khi cô Tấm bước ra từ trong quả thị, tái sinh tựa loài chim phượng hoàng rực rỡ.

Truyện cổ tích “Tấm Cám” 3 lần được tái hiện trên sân khấu thông qua các bộ trang phục. Trong ảnh là phần thể hiện của Lê Hoàng Phương - khi cô Tấm bước ra từ trong quả thị, tái sinh tựa loài chim phượng hoàng rực rỡ.

Lê Thị Hồng Hạnh diện trang phục Thị Tấm.

Lê Thị Hồng Hạnh diện trang phục Thị Tấm.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh diện thiết kế Thị ơi mở ra. Với hình ảnh “lột xác” của nàng Tấm khi thị mở ra, nhà thiết kế mong muốn truyền tải thông điệp về nỗ lực không ngừng nghỉ để chạm tay đến ước mơ, khi đó, cổ tích với kết thúc có hậu là hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh diện thiết kế Thị ơi mở ra. Với hình ảnh “lột xác” của nàng Tấm khi thị mở ra, nhà thiết kế mong muốn truyền tải thông điệp về nỗ lực không ngừng nghỉ để chạm tay đến ước mơ, khi đó, cổ tích với kết thúc có hậu là hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Bên cạnh đó, có một số tác phẩm có kích thước lớn, cồng kềnh nhưng vẫn được trình diễn một cách trọn vẹn nhờ vào kỹ năng chuyên nghiệp của các thí sinh cũng như các Hoa, Á hậu. Có thể nói, các cô gái đã truyền tải tốt tinh thần của từng bộ trang phục, góp phần tạo nên một đêm thi rực rỡ và hấp dẫn.

Á hậu Đào Thị Hiền diện trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh miếng trầu khéo léo têm thành hình cánh phượng, thường được người con gái đất Kinh Bắc xưa dịu dàng mời khách như cách mở đầu câu chuyện.

Á hậu Đào Thị Hiền diện trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh miếng trầu khéo léo têm thành hình cánh phượng, thường được người con gái đất Kinh Bắc xưa dịu dàng mời khách như cách mở đầu câu chuyện.

Á hậu Minh Kiên trong thiết kế Gánh mẹ - như lời tri ân sâu sắc của nhà thiết kế đến những người phụ nữ, cả cuộc đời tần tảo cho con mình có cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Á hậu Minh Kiên trong thiết kế Gánh mẹ - như lời tri ân sâu sắc của nhà thiết kế đến những người phụ nữ, cả cuộc đời tần tảo cho con mình có cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Thiết kế Cất vó lấy cảm hứng từ bức tranh thiên nhiên bình dị của một miền quê Việt Nam với chủ thể chính là nét lao động chăm chỉ của người dân miền sông nước, đầu đội thúng hoa tay mang chiếc “vó” vươn dài, bên bờ sông phù sa màu mỡ.

Thiết kế Cất vó lấy cảm hứng từ bức tranh thiên nhiên bình dị của một miền quê Việt Nam với chủ thể chính là nét lao động chăm chỉ của người dân miền sông nước, đầu đội thúng hoa tay mang chiếc “vó” vươn dài, bên bờ sông phù sa màu mỡ.

Mắc võng Trường Sơn là thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc võng từ lâu đã đi vào trong ký ức của người lính Trường Sơn như người đồng chí cùng vào sinh ra tử. Màu áo lá cùng ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ cũng được nhà thiết kế truyền tải như lời tri ân những anh hùng đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Mắc võng Trường Sơn là thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc võng từ lâu đã đi vào trong ký ức của người lính Trường Sơn như người đồng chí cùng vào sinh ra tử. Màu áo lá cùng ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ cũng được nhà thiết kế truyền tải như lời tri ân những anh hùng đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Lấy cảm hứng từ bản lĩnh, một lòng muốn ra trận đánh giặc cứu nước của Nguyễn Thị Bành, nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử, Kép thị còn hướng đến tôn vinh những thế hệ nghệ sĩ tiếp nối bà tổ Phùng Há, NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Diệu Hiền, NSƯT Quế Trân, NSƯT Thoại Mỹ đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật cải lương, hồ quảng, hát bội.

Lấy cảm hứng từ bản lĩnh, một lòng muốn ra trận đánh giặc cứu nước của Nguyễn Thị Bành, nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử, Kép thị còn hướng đến tôn vinh những thế hệ nghệ sĩ tiếp nối bà tổ Phùng Há, NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Diệu Hiền, NSƯT Quế Trân, NSƯT Thoại Mỹ đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật cải lương, hồ quảng, hát bội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Trưởng ban cố vấn cuộc thi đánh giá đây là đêm thi tuyệt vời. Theo ông, đêm thi trang phục văn hóa dân tộc là sự tích hợp của các loại hình văn hóa, nghệ thuật và có độ nhận diện cao. Ông đánh giá các nhà thiết kế trẻ có cách tiếp cận văn hóa bằng hình thức mới, phù hợp với xu hướng thế giới.

"Chúng ta phải quảng bá văn hóa ra thế giới. Các nhà thiết kế trẻ rất sáng tạo, họ dấn thân, tìm tòi về văn hóa, từ những đạo cụ hay những chi tiết nhỏ trên trang phục, cho thấy các bạn đã dốc công sức đầu tư thời gian, tiền bạc để mang nét đẹp văn hóa dân tộc đến khán giả trẻ. Tôi cho rằng họ đáng được hoan nghênh, cổ vũ".

Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá cao các thiết kế.

Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá cao các thiết kế.

Ông cũng cho hay, cuộc thi Trang phục văn hóa dân tộc mới tổ chức năm thứ 2 nên hy vọng khán giả đón nhận cái mới ở góc độ cởi mở, bao dung vì cái đẹp mỗi người cảm nhận sẽ có sự khác nhau.

Nhà sử học Dương Trung Quốc mong khán giả hãy đón nhận cái mới ở góc độ cởi mở, bao dung. Ảnh: SV

Nhà sử học Dương Trung Quốc mong khán giả hãy đón nhận cái mới ở góc độ cởi mở, bao dung. Ảnh: SV

Giải thưởng Trang phục văn hóa dân tộc đẹp nhất (Best National Costume) sẽ được công bố trong đêm chung kết vào ngày 27/8. Bên cạnh phần thưởng giá trị, thì bộ trang phục giành chiến thắng cũng sẽ được đồng hành cùng tân Hoa hậu Hòa bình Việt Nam tham gia Miss Grand International 2023. Bên cạnh đó, top 3 thiết kế đẹp nhất cũng sẽ có cơ hội đồng hành cùng các đại diện Việt Nam tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế.