Nhật Bản ghi nhận hoa anh đào nở sớm nhất trong 1.200 năm

(PLVN) - Nghĩ đến Nhật Bản vào mùa xuân, hình ảnh xuất hiện đầu tiên có lẽ là hoa anh đào nở rộ trên các con đường, thành phố ở đất nước này. 
Một cô gái chụp ảnh selfie cùng hoa anh đào.

Những bông hoa anh đào trải qua "đỉnh điểm nở rộ" chỉ kéo dài vài ngày. Đám đông ăn mừng với các bữa tiệc xem, đổ xô đến các địa điểm phổ biến nhất để chụp ảnh và có những buổi dã ngoại bên dưới các cành cây.

Nhưng năm nay, mùa hoa anh đào đã đến và tàn đi nhanh chóng. Yasuyuki Aono - nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka Prefecture - đã thu thập các dữ liệu từ nhật ký và các văn kiện lịch sự về ở Kyoto từ năm 812. Kết quả chi thấy tại Kyoto năm nay, hoa anh đào nở rộ ngày 26/3, sớm nhất trong hơn 1.200 năm trở lại. Còn ở thủ đô Tokyo, hoa anh đào nở rộ hôm 22/3, sớm thứ hai trong lịch sử được ghi nhận.

"Khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên, những đợt sương giá cuối cùng của mùa xuân xảy ra sớm hơn và sự ra hoa cũng diễn ra sớm hơn", Lewis Ziska - tiến sĩ ngành Khoa học sức khỏe môi trường Đại học Columbia - nói.

Ngày nở hoa cao điểm thay đổi hàng năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm thời tiết và lượng mưa nhưng sự kiện hoa nở sớm đã cho thấy xu hướng chung đang là ngày càng sớm hơn. Theo dữ liệu của Aono, ngày cao điểm kéo dài vào khoảng giữa tháng 4 ở Kyoto trong nhiều thế kỷ nhưng mọi thứ đang bắt đầu chuyển sang đầu tháng 4 trong những năm 1800. Ngày này chỉ chuyển sang cuối tháng 3 một số ít thời điểm trong lịch sử.

"Hoa anh đào rất nhạy cảm với thời tiết", Aono nói. "Hoa mọc và nở có thể sớm hơn hay muộn hơn tùy thuộc vào nhiệt độ. Trong những năm 1820, nhiệt độ thấp hơn và ngày nay đã tăng lên 3,5 độ C".

Ông cho hay các mùa trong năm nay ảnh hưởng đặc biệt tới ngày hoa nở. Mùa đông vừa qua cực kỳ lạnh, nhưng mùa xuân lại tới sớm và ấm bất thường.

Tuy nhiên theo Amos Tai, Phó Giáo sư khoa học trái đất tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết, việc hoa đào nở rộ sớm chỉ là phần nổi của tảng băng chìm liên quan đến một hiện tượng trên toàn thế giới, có thể đang gây mất ổn định các hệ thống tự nhiên và nền kinh tế của các quốc gia.

Có hai nguồn chính đẩy nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân chính khiến hoa nở sớm hơn, đó là đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Với đô thị hóa gia tăng, các thành phố có xu hướng trở nên ấm hơn so với khu vực nông thôn xung quanh, được gọi là hiệu ứng đảo nhiệt. Có biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại các khu vực và thế giới tăng cao hơn.

Việc hoa nở sớm hơn không còn là vấn đề khiến người dân và khách du lịch đua nhau đi ngắm cảnh trước khi hoa nở, mà còn có thể tác động lâu dài tới toàn bộ hệ sinh thái và đe dọa sự tồn tại của nhiều loài.

Không chỉ ở Nhật Bản, những bông hoa anh đào tại thủ đô Washington (Mỹ) cũng sớm nở rộ. Theo đó, mùa hoa anh đào năm nay chỉ kéo dài gần một tuần, từ ngày 31/3 đến 5/4.

 
 
 
 
 
 
 

Đọc thêm