Nhiều dự án “chào thua” trước tình yêu cây của người Hà Nội

(PLO) -Trong tiềm thức của người dân Hà Nội, những hàng cây cổ thụ trên các con phố như một phần hồn cốt của Thủ đô. Thế nên, khi có thông tin hàng cây cổ thụ ven hồ Thủ Lệ sẽ phải đốn hạ,  nhiều người dân Hà Nội vô cùng bức xúc, đớn đau…
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch VUPDA.
Tại buổi họp báo ngày 13/8 để chuẩn bị cho đại hội Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) sắp tới, KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch VUPDA chia sẻ: “Không nơi nào mà người dân lại yêu cây như người Hà Nội”. Thậm chí cây xanh trở thành điều kiện tiên quyết trong sự phát triển. 
Ví dụ ở Hà Nội từng có dự án làm bãi đỗ xe ngầm ở vườn hoa Hàng Đậu, Quảng trường Ngân hàng Nhà nước, trước cửa UBND TP…, hoàn toàn rất muốn làm, rất nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư nhưng điều kiện nêu ra là “phải trồng và giữ nguyên các cây xanh hiện trạng để đừng làm xáo động đến tâm tư, suy nghĩ của người dân đối với khu trung tâm”. Trước điều kiện này, nhiều nhà đầu tư đành “bỏ của chạy lấy người”.
 Hàng cây cổ thụ ven hồ Thủ Lệ. Ảnh internet.
Có thể nói, không chỉ người dân thành phố Hà Nội quan tâm đến cây xanh mà các nhà lãnh đạo cũng rất quan tâm đến cây xanh. Quy hoạch công viên Thống Nhất 61 ha, giảm xuống còn 53 ha, 4 lần điều chỉnh quy hoạch, mắng về hạ tầng kỹ thuật nhưng đều mắc về vấn đề cây xanh ở đó. Bởi điều chỉnh quy hoạch đi kèm với vấn đề có đảm bảo được cây xanh ở đó sống nguyên tại chỗ không. 
Trước vấn đề này, các nhà chuyên môn về cây xanh đều “chào thua”. Không quan tâm đến cây xanh tại sao thành phố lại cho dừng việc xây khách sạn cạnh công viên thống nhất để rồi phải đền mất rất nhiều tiền hay dừng việc xây nhà văn phòng trước Nhà hát lớn… KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Thế nên việc phải đốn hạ hơn 39 cây xà cừ cổ thụ được trồng từ dốc Voi Phục đến khách sạn Deawoo đường Kim Mã, Ba Đình để thi công tuyến đường sắt đô thị số 3 Metro Nhổn – ga Hà Nội và hai nhà ga số 8 (khu vực trước cổng đại học Giao thông vận tải) và ga trên cao đoạn qua khách sạn Deawwo khiến người dân Hà Nội rất bức xúc. Việc làm này dường như xâm phạm đến tình yêu cây cối của người Hà Nội.

Tuy nhiên, theo quan điểm của KTS Đào Trọng Nghiêm, việc phá hàng cây cổ thụ ven hồ Thủ Lệ để làm đường sắt phục vụ dân sinh là việc làm cần thiết bởi nó hướng đến việc phục vụ dân sinh, hướng đến sự phát triển xã hội. Nếu không chặt cây, làm đường ngầm dài hơn 1km thì bao nhiêu tiền cho đủ. “Phải tôn trọng di sản nhưng nếu hướng tới cải tạo di sản để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người dân thì điều đó cần làm và nên làm”./.

Đọc thêm