Nhiều khu bảo tồn biển của Việt Nam vẫn còn “nằm trên giấy”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các khu bảo tồn biển đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, nguồn lợi thủy hải sản. Tuy nhiên, các khu này lại chưa thực sự ưu tiên phát triển và chưa đầu tư đầy đủ nguồn lực tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, giáo dục... nên vẫn còn “nằm trên giấy”.

Ngày 10/11, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Giám đốc Chương trình biển và vùng bờ, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) Việt Nam Bùi Thị Thu Hiền cho biết, tổng diện tích khu bảo tồn biển theo quy hoạch đến năm 2020 là 270.271ha. Trong đó, diện tích biển là 169.317ha. Đến nay, đã có 174.748ha diện tích biển được bảo tồn, quản lý (chiếm khoảng 0,175% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam).

Tính đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã thành lập 11 Khu bảo tồn biển và Vườn quốc gia có biển gồm: Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Hòn Cau, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, VQG Bái Tử Long, VQG Cát Bà, VQG Núi Chúa, VQG Côn Đảo. Hiện vẫn còn 5 khu đã được quy hoạch nhưng chưa thành lập gồm: Cô Tô, đảo Trần, Hải Vân - Sơn Trà, Hòn Mê, Phú Quý, Nam Yết.

Việt Nam đang có 6 Ban quản lý riêng biệt về khu bảo tồn biển cùng với 5 Ban quản lý vườn quốc gia có biển.

Việt Nam đang có 6 Ban quản lý riêng biệt về khu bảo tồn biển cùng với 5 Ban quản lý vườn quốc gia có biển.

Theo Giám đốc IUCN Việt Nam, các khu bảo tồn biển đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, nguồn lợi thủy hải sản. Tuy nhiên, các khu này lại chưa thực sự ưu tiên phát triển, chưa đầu tư đầy đủ nguồn lực tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, giáo dục và chi trả một loạt các chi phí thường xuyên.

H"Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các “khu bảo tồn biển trên giấy”, nghĩa là các khu bảo tồn chỉ tồn tại trên văn bản nhưng lại không có hoạt động thực tế", bà Bùi Thị Thu Hiền nói

Ngoài ra, IUCN Việt Nam cũng chỉ ra hàng loạt những vướng mắc, tồn tại ở các khu bảo tồn biển.

Cụ thể, hiện nay thách thức với các khu bảo tồn biển là hoạt động đánh bắt thủy sản theo các phương pháp hủy diệt không bền vững; ô nhiễm biển từ đất liền và trên biển; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động du lịch, đặc biệt trong các đảo vùng lõi; hoạt động phát triển vùng bờ; nhân sự và tài chính chưa đủ…

Bên cạnh đó, hiệu quả quản lý các khu bảo tồn biển còn thấp do thiếu hoặc khung pháp lý chưa phù hợp. Áp lực giữa bảo tồn và phát triển. Cộng đồng cư dân trong và xung quanh các khu bảo tồn biển còn nghèo, dân trí thấp.

Đồng thời, chưa có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân sống trong và ven khu bảo tồn; thiếu cán bộ có chuyên môn sâu về quản lý bảo tồn biển. Thiếu các công cụ giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của khu bảo tồn.

Từ đó, IUCN Việt Nam đưa ra một số giải pháp như: Định hướng quy hoạch vùng biển khoanh vùng bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Thành lập và đưa vào hoạt động 27 KBTB với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 454.676 ha, chiếm khoảng 0,454% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam. 149 khu vực biển được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

Thợ lặn bắt sao biển gai tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Thợ lặn bắt sao biển gai tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Đồng thời, mở rộng các khu vực được bảo vệ như: Khu vực đa dạng đa dạng sinh học cao (các vùng nước trồi, vùng rạn ngầm, vùng gò đồi ngầm); khu duy trì nguồn giống thủy sản; khu vực có biện pháp bảo tồn hiệu quả khác (OECMs); khu bảo tồn biển di động (mMPAs), có ranh giới thay đổi theo không gian và thời gian, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các loài di cư.

Một tính toán đã chỉ ra rằng, cơ hội kinh doanh bằng cách sử dụng thiên nhiên làm cơ sở hạ tầng có thể đạt 160 tỷ USD và tạo ra 4 triệu việc làm vào năm 2030.

Theo IUCN Việt Nam, giải pháp về sự tham gia của doanh nghiệp đầu tư vào nguồn vốn thiên nhiên (Creating a nature-positive economy - Tạo lập một nền kinh tế tích cực - tự nhiên là một xu thế toàn cầu mà Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị để thực hiện.

PGS.TS Võ Sĩ Tuấn - Phó Chủ tịch VSA, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang chia sẻ, các khu bảo tồn biển ở Việt Nam hiện nay có hiệu quả thấp đối với tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, vẫn còn tình trạng khai thác cạn kiệt, kể cả vùng lõi. Tuy nhiên, tại các KBTB có tiềm năng thực thi pháp luật khi được quan tâm; có khả năng huy động nguồn lực.

Do đó, TS.Tuấn kiến nghị nhiều hành động như chính sách quốc gia, lập kế hoạch tổng thể, huy động doanh nghiệp, tạo nguồn giống (nhân tạo và tự nhiên), bảo vệ và phục hồi sinh cư tự nhiên, rạn nhân tạo, nuôi lồng công nghệ cao, thân thiện môi trường kết hợp du lịch - nuôi đa loài.

Đọc thêm