Nhìn lại 5 năm Luật Doanh nghiệp

 Hôm qua (16/8) tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế, các luật sư và đại diện cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã có cuộc họp hoàn thiện báo cáo rà soát lại Luật DN 2005 - đạo luật mà nói như Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là “mái nhà chung” của DN.…

Hôm qua (16/8) tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế, các luật sư và đại diện cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã có cuộc họp hoàn thiện báo cáo rà soát lại Luật DN 2005 - đạo luật mà nói như Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là “mái nhà chung” của DN.…

“Đã đến lúc cần sự nhượng bộ của Luật Doanh nghiệp 2005 trước thông lệ quốc tế… ”. Ảnh minh họa
“Đã đến lúc cần sự nhượng bộ của Luật Doanh nghiệp 2005 trước thông lệ quốc tế… ”. Ảnh minh họa

51%  65% 

Theo Luật DN 2005, tỷ lệ tối thiểu cần có để thông qua quyết định của Hội đồng thành viên (HĐTV), Đại hội đồng cổ đông (HĐCĐ) là 65% hoặc 75% tuỳ từng trường hợp. Quy định trước đây của Luật DN 1999 là 51%. Theo Luật gia Cao Bá Khoát, Giám đốc Cty tư vấn KAC, quy định của Luật DN 2005 như vậy là mâu thuẫn với cam kết  WTO của Việt Nam. Nghị quyết 71/2006/NQ-QH 11 phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập WTO  lại “mở” tỷ lệ này khi quy định công ty TNHH, công ty cổ phần đựơc quyền quy định trong điều lệ công ty các nội dung sau: Tỷ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của HĐTV, ĐHĐCĐ.

“Vậy phạm vi áp dụng cam kết WTO đến đâu? Các DN liên doanh theo các cam kết trong biểu cam kết dịch vụ và các liên doanh đã thành lập trước ngày  Luật DN 2005 có hiệu lực đương nhiên có quyền áp dụng Nghị quyết 71? Vấn đề được đặt ra là liệu các DN khác có quyền áp dụng Nghị quyết 71? DN phải áp dụng tỷ lệ theo văn bản nào thì được coi là hợp pháp?”- ông Khoát đặt vấn đề

Theo vị luật gia này, quy định như Luật DN 2005 có mục đích ban đầu là bảo vệ cổ đông nhỏ trước cổ đông lớn là Nhà nước nhằm giảm thiểu sự can thiệp của cơ quan hành chính vào hoạt động của DN. Tuy nhiên, như vậy lại chưa tính đến trường hợp cổ đông nhỏ lợi dụng quyền phủ quyết  của mình làm cho hoạt động của công ty đình trệ nhằm mưu cầu lợi ích riêng.

“Mục đích khi áp dụng Nghị quyết 71/2006  là nhằm tránh việc sửa Luật DN 2005  và cho phép các bên tự thoả thuận. Do đó, đã là công ty thì được áp dụng tỷ lệ này. Nghị quyết 71 đã vận dụng những nguyên tắc bình đẳng nhưng tiếc thay, chúng ta chưa hiểu và chưa vận dụng được Nghị quyết này… Đã đến lúc cần sự nhượng bộ của Luật DN 2005  trước thông lệ quốc tế… ”- ông Khoát đề nghị.

Chỉ còn một thuật ngữ: Doanh nghiệp Việt Nam?

“Chúng ta vẫn nói rằng  Luật DN 2005 là Luật DN chung bởi đã thay thế Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn như vậy. Câu hỏi là các tập đoàn, Tcty nhà nước đang hoạt động theo Luật nào? - chúng ta chưa có câu trả lời thoả đáng”- Luật sư Phạm Chí Công,  Cty Luật Khai Phong đặt vấn đề.

Không chỉ “sót” đối tượng DN điều chỉnh trong Luật DN 2005 mà nội tại các quy định trong luật này cũng như các luật có liên quan cũng thể hiện sự phân biệt đối xử. 

Điều 5.1 Luật DN 2005 xác định  “… bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các DN không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế…” . Thế nhưng, Khoản 4, Điều 60 của luật này về thủ tục tăng/giảm vốn điều lệ lại quy định: “… đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập”. 

Một ví dụ khác: Luật DN 2005 khi quy định về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư dẫn chiều quy định của pháp luật về đầu tư. Điều 29.4 Luật Đầu tư quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của DN trở lên”. Thế nhưng, Nghị định 102 hướng dẫn Luật DN 2005 lại quy định chỉ có “DN đã thành lập tại Việt Nam” mới được hưởng ưu đãi…

“Việt Nam đã vào WTO 5 năm rồi, tại sao vẫn còn phân biệt DN trong nước với ngoài nước? Cần phải bãi bỏ những quy định tạo nên sự phân biệt để chỉ còn một thuật ngữ là DN Việt Nam -  thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam…”- Luật sư Cao Bá Khoát đề nghị.

Theo ông Đinh Dũng Sỹ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, Báo cáo rà soát Luật DN 2005 là báo cáo đầu tiên trong kế hoạch rà  soát 16 luật liên quan đầu tư kinh doanh do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các chuyên gia thực hiện. Báo cáo tổng hợp cùng các kiến nghị cải thiện môi trường pháp luật kinh doanh sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ để đưa vào kiến nghị chương trình đề xuất sửa các luật và văn bản pháp luật liên quan.

Thanh Thanh

Đọc thêm