Trước ý kiến của ĐBQH, Bộ GD&ĐT thừa nhận, dù công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, các vụ việc học sinh đánh nhau, các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn diễn ra.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ GDĐT về giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống bạo lực học đường và tăng cường công tác quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh, có giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ những bức xúc trong học sinh kịp thời.
Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường và các hoạt động văn hóa trong trường học; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh; tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là việc giáo dục học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội một cách hiệu quả.
Bộ GD&ĐT đồng thời chỉ đạo rà soát, tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vào trong các môn học chính khóa: Các chuyên đề lễ giáo cho trẻ em mầm non, môn Đạo đức cho học sinh tiếu học, môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học và các môn học, hoạt động giáo dục khác; đưa kiến thức môn Giáo dục công dân thành môn thi chính thức trong Kỳ thi THPT Quốc gia và đã có tác động tích cực đến việc giáo dục đạo đức, lôi sống cho học sinh trong nhà trường; nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục và trải nghiệm cho học sinh.
"Chỉ đạo tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và thực hiện nghiêm nền nếp, dân chủ, kỷ cương... trong trường học", Bộ GD&ĐT cho biết thêm.
Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành quy định, văn bản chỉ đạo để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; hướng dẫn việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm được đưa vào trong chương trình phổ thông mới thành môn học/hoạt động bắt buộc chính khóa trong các nhà trường phổ thông.
Bộ chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thế dục thế thao; các câu lạc bộ sở thích về văn hóa, thế dục, thế thao, khoa học công nghệ, STEM... để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực sư phạm, năng lực giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo.
Chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiếm tra và tố chức triến khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho hoạt động ngoài giờ chính khóa theo chuyên đề, nhóm vấn đề và các hoạt động trải nghiệm...