Những nhà tù kỳ thú nhất thế giới

(PLO) - Những song sắt, các thanh chắn khắc nghiệt, những cái giường nặng nề và thô ráp, những buồng giam lèn cứng người cùng thức ăn nhạt nhẽo kinh tởm... là những hình ảnh thường thấy về chốn lao tù... Thế nhưng một số nhà ngục trên thế giới lại không rơi vào những cảnh tượng ảm đạm trên. 
 

Trung tâm phục hồi và tạm giam Cebu

Trung tâm phục hồi và tạm giam Cebu
Trung tâm phục hồi và tạm giam Cebu

Chắc có lẽ quý vị đã từng xem qua về nhà ngục này ở xứ đảo Philippines, nơi các tù nhân có những kỹ năng nhảy điêu luyện, và những màn tập thể dục đẹp mắt không đâu có. 

Hồi năm 2007, hơn 1.500 phạm nhân có mặt tại nhà tù này được ban giám thị của nhà tù chỉ định thời gian tập thể dục để thực hiện các điệu nhảy. Và họ làm nên buổi đồng diễn theo nhạc phim “Kinh dị” rất nổi tiếng của ông vua nhạc Pop Michael Jackson.

Clip quay lại cảnh đồng diễn này đã thu hút hơn 53 triệu lượt xem trên kênh YouTube, và được tạp chí Time công nhận là 1 trong Top 5 video có tầm ảnh hưởng nhất trong năm 2007.

Đến năm 2010, biên đạo múa lâu năm của nhà tù CPDRC và 2 vũ công khác đã thực hiện buổi đồng diễn “This Is It” thu hút sự tham gia của hàng ngàn tù nhân. Nhìn chung, các hoạt động đồng nhảy múa kiểu này là một chương trình cải tạo nhân phẩm tù nhân rất đáng được ghi nhận ở Philippines.

Nhà ngục đảo Bastoey, Na Uy

Nhà ngục đảo Bastoey
Nhà ngục đảo Bastoey

Na Uy tự hào là ngôi nhà của một trong số những nhà tù tiến bộ nhất thế giới. Quốc gia này không tồn tại án tù chung thân hay án tử hình, đồng nghĩa rằng mỗi tù nhân đều có thể trở lại ngôi nhà của họ sau thời gian chấp hành án tù, vì thế hệ thống hình sự ở Na Uy chủ yếu nhấn mạnh đến sự cải tạo, phục hồi nhân phẩm là chính. 

Trong khi nhà tù an ninh thấp trên đảo Bastoey là nơi đang quản thúc một số tên tội phạm khét tiếng nhất thế giới, thế nhưng khi chúng đến nhà tù lại không phải chịu sự đối xử cay nghiệt như chúng vẫn tưởng. Không hề có song sắt buồng giam, các “buồng giam” ở đây trong không khác với những căn phòng được trang trí ấm cúng, đỏm dáng, và mỗi tù nhân đều có chìa khóa riêng ra vào phòng của mình.

Phóng viên John D. Sutter của hãng tin CNN thốt lên khi đến nhà tù đảo Bastoey: “Chốn nghỉ mát phiên bản ngục Alcatraz”. Được mệnh danh là “Nhà tù sinh thái nhân đạo”, ngục Bastoey cung cấp các chương trình xây dựng kỹ năng và giáo dục cho những tù nhân nhằm giúp họ tái hòa nhập vào xã hội, bao gồm cả một trang trại nơi các phạm nhân có thể nuôi bò và gia cầm.

Phương pháp phục hồi nhân phẩm tiến bộ này cũng được áp dụng xuyên khắp các nhà tù ở Na Uy, điều đó đã lý giải tại sao Na Uy lại có tỷ lệ tái phạm tội thấp nhất ở Châu Âu: chỉ 30%.

Nhà tù San Pedro, Lapaz, Bolivia

Nhà tù San Pedro
Nhà tù San Pedro

Nằm ở ngoại ô La Paz xứ Bolivia, nhà tù San Pedro có lẽ là một trong những trại độc đáo và khét tiếng nhất Nam Mỹ.

Mặc dù nhà tù này có đầy đủ các quầy thức ăn, tiệm làm tóc và thậm chí cả một khách sạn, nhưng có một thứ đáng để mắt: phạm nhân phải trả tiền cho buồng giam của họ, dao động từ 1000 USD đến 1500 USD trong suốt thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tại nhà tù.

Các buồng giam này được lắp đặt tiện nghi cho một không gian sinh hoạt hoàn chỉnh với đầy đủ ti vi và đồ đạc nhà bếp chia sẻ với các buồng giam xây bằng bê tông khác. Điều đó có nghĩa là muốn có tiền để thuê buồng giam, phạm nhân phải kiếm tiền thông qua các dạng việc làm ngay bên trong khu chợ của nhà tù, bao gồm đánh giầy, làm tóc và bán đồ ăn vỉa hè. Hãng tin BBC dẫn lời một phạm nhân cho biết: “Nếu có tiền, quý vị sẽ làm vua ở đây!”

Nhà tù San Antonio, Venezuela

Nhà tù San Antonio
Nhà tù San Antonio

Nằm ngay trên hòn đảo du lịch xinh đẹp Margarita của Venezuela, nhà tù San Antonio cho phép phạm nhân thoải mái nấu nướng thức ăn, xem ti vi. Nhiều phạm nhân đảm nhiệm nhiều nghề khác nhau ngay bên trong nhà tù, từ thợ hớt tóc đến đại lý ma túy và cả quản lý một câu lạc bộ đá gà.

Các sinh hoạt giải trí dành cho phạm nhân và du khách tại chốn này rất độc đáo và phổ biến. Nhà báo Simon Romero của The New York Times thốt lên kinh ngạc khi ông đi công tác ở đây: “Một chốn tương đối yên tĩnh, ngay cả du khách cũng có thể tiệc tùng giữa bể tội lỗi”.

Các phạm nhân bật mí rằng họ phải luôn nợ tiền của bạn tù mang biệt danh “El Conejo” (Con thỏ), tên này quản lý kho vũ khí hạng nặng của nhà tù, và phải như thế mới được yên thân.

Nhà tù Fortezza Medicea, Tuscany, Ý

Nhà tù Fortezza Medicea
Nhà tù Fortezza Medicea

Nhà tù Fortezza Medicea nằm ở Volterra, Tuscany (Ý) là nơi đang quản lý 150 phạm nhân, và đây cũng là nơi tồn tại một trong nhà hàng hạng sang ở Ý.

Điều lạ là có một nhóm những phạm nhân bị tuyên án tù vì các tội giết người, lại đang hàng ngày chuẩn bị những món ăn Ý cổ điển dành cho những khách hàng có ý thích ăn uống ngay bên trong nhà tù. Thực khách thoải mái ăn uống trong tiếng đàn dương cầm thánh thót vang lên bởi một nghệ sĩ từng là kẻ sát nhân, trong khi bếp trưởng Egidio lại đang chỉ huy các nhân viên trong bếp của mình, tất cả các phạm nhân đều có “số má” giang hồ khét tiếng, và họ sử dụng dao thành thạo. Theo hãng tin Telegraph (Anh), tất cả các hoạt động đều đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của lính canh nhà tù. 

Nhà tù Justizzentrum Leoben, ÁO

Nhà tù Justizzentrum Leoben
Nhà tù Justizzentrum Leoben

Là nơi đang quản lý hơn 200 phạm nhân, Trung tâm công lý Leoben ở Áo được ca ngợi là “Nhà tù chuẩn 5 sao”. Khu phức hợp nhà tù này được thiết kế bởi kiến trúc sư Josef Hohensinn vào năm 2004, lớp kính bóng lộn bao phủ tòa nhà và nội thất ốp gỗ tinh xảo như bắt chước thế giới bên ngoài.

Theo đuổi mục tiêu tái xã hội hóa cho các tù nhân, nhà tù hiện đại Justizzentrum Leoben trông như một ngôi trường đại học hiện đại của ngày hôm nay, nội thất bên trong đều là đồ gỗ IKEA hàng xịn. Phạm nhân có thể di chuyển tự do giữa các buồng giam rộng rãi hoặc nhiều không gian sinh hoạt cộng đồng ngoài trời (có song sắt quây bọc).

Kiến trúc sư Josef Hohensinn nói với The New York Times về nhà tù do mình thiết kế: “Tối đa an ninh bên ngoài; tự do tối đa bên trong”./.

Đọc thêm