Những vụ mất tích bí ẩn trên “Xa lộ nước mắt”

Đường cao tốc số 16 của Canada dài 800 km chạy giữa Prince George (Hoàng tử George ) và Prince Rupert  (Hoàng tử Rupert) được gọi tên như thế vì hàng chục phụ nữ đã mất tích trên con đường này. Nhiều người trong số họ, mà đa phần là những người bị giết trong hơn ba thập niên qua.

Đường cao tốc số 16 của Canada dài 800 km chạy giữa Prince George (Hoàng tử George ) và Prince Rupert  (Hoàng tử Rupert) được gọi tên như thế vì hàng chục phụ nữ đã mất tích trên con đường này. Nhiều người trong số họ, mà đa phần là những người bị giết trong hơn ba thập niên qua.

v
Cảnh báo trên đường cao tốc số 16 của Canada

Phong cảnh núi non ở đây như tranh vẽ, thu hút du khách với những đỉnh non cao tuyết phủ, những cánh rừng xanh sát mép xa lộ và đổi màu theo mùa, những con sông ngọn suối mà dọc theo đó những  người dân chài đánh bắt cá hồi. Thế nhưng, thổ dân ở đây nói dọc con đường này lắm ma vì theo số liệu chính thức của chính quyền trong hơn 30 năm qua, có 18 phụ nữ biến mất bí ẩn dọc con đường, trong đó có 17 người thuộc những bộ tộc bản địa, những cư dân địa phương trước khi người châu Âu tới đây sinh sống. Tuy nhiên, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, số người mất tích lên tới 43, một số hiện vẫn chưa tìm thấy xác.

Nạn nhân đầu tiên trong danh sách là Gloria Moody, một phụ nữ 26 tuổi. Hôm 25/10 năm đó, người ta nhìn thấy chị ta lần cuối khi chị rời khỏi một quán bar ở Williams Lake. Xác của Gloria Moody được tìm thấy trong một trang trại nuôi gia súc cách đó chừng 10 km. Một năm sau, người ta phát hiện ra xác của Micheline Pare, 18 tuổi. Những người cuối cùng nhìn thấy cô gái là hai phụ nữ đã cho cô đi nhờ xe và cho cô xuống ở quãng giữa Pháo đài Thánh John và  Hudson's Hope.

Trong những năm sau đó, có nhiều người mất tích mà hầu hết đều theo một kịch bản : Những nhân chứng cuối cùng gặp họ cho biết họ đang đi nhờ xe. Trong những năm 70 có 6 vụ được chính quyền chính thức ghi nhận, thập niên 80 có 3 vụ, trong 10 năm tiếp theo có 5 vụ và từ đầu thiên niên kỷ đến nay có 5 vụ. nạn nhân mới nhất được ghi nhận là Madison Scot, 20 tuổi, bị giết năm 2011.

Ngoài 18 cái chết được cảnh sát điều tra liệt vào danh sách nạn nhân của “Xa lộ Nước mắt”, còn hàng chục gia đình thổ dân khác vẫn đang ấm ức băn khoăn về cái chết hoặc sự mất tích bí ẩn của thân nhân họ.

Dù đã gần 40 tuổi nhưng Vicky Hill chưa hề bước chân ra khỏi Prince Rupert và cũng không nhớ mặt mẹ mình, người đã chết bí ẩn trên xa lộ số 16 hồi tháng 3/1978, lúc cô mới 6 tháng tuổi. Tên mẹ cô không có trong danh sách chính thức các nạn nhân của con quỷ xa lộ nhưng chính vì thế Vicky Hill sưu tập là lưu giữ tất cả ảnh, các bài báo liên quan. Trên ảnh là một phụ nữ thổ dân trẻ  mặc  trang phục mùa hè ngay ngắn. Ba ngày sau khi mẹ cô mất tích, người ta tìm thấy xác bà cách thị trấn 30 km, loã lồ, bị giấu trong một bụi rậm cách xa lộ vài trăm mét.

Một nạn nhân của con đường nước mắt
Một nạn nhân của con đường nước mắt

Giấy chứng tử nói bà chết vì viêm phổi nhưng những dòng cuối của tài liệu này lại nói bà bị giết. Tuy vậy, không hề có cuộc điều tra nào cho đến nay, xác bà được đưa về chôn tại nghĩa trang ở Prince Rupert, không có bia mộ. Ai tìm thấy xác bà ? Ai đã ghi thêm dòng chữ cuối cùng ? Tại sao không ai điều tra về cái  chết của bà ? Vicky Hill muốn có câu trả lời, cô muốn thoát khỏi cảm giác khi bước trên hè phố Prince Rupert rằng ai đó mà cô gặp trên đường có thể là kẻ sát hại mẹ cô hoặc cảm giác rằng mình có thể là nạn nhân tiếp theo của hắn.

Trước năm 2002, toàn bộ nạn nhân là thổ dân Inuits nhưng dường như kẻ sát nhân đã “đổi khẩu vị” hoặc xuất hiện một hung thủ mới khi  Nicole Hoar, một phụ nữ da trắng mất tích năm 2002 cũng trên đoạn “xa lộ nước mắt”. Lần cuối người ta thấy cô ở gần một trạm bơm xăng ở Prince George và sau đó không để lại dấu vế nào nữa. Sự kiện này đã làm dịu bớt phản ứng của cộng đồng thổ dân Inuits cho rằng cảnh sát vì lý do kỳ thị dân tộc đã bỏ lơ điều tra các vụ mất tích.

Năm 2004 cảnh sát Hoàng gia Canada lập một nhóm đặc biệt để  điều tra về những cái chết bí ẩn trên “Xa lộ nước mắt”. Chính quyền chi 11 triệu đôla Canada cho việc này. Khoảng 50 chuyên gia thu thập dữ liệu từ các tàng thư để so sánh với hy vọng tìm ra kẻ sát nhân qua những đặc điểm của hắn (hoặc chúng).

Tuy nhiên, một số chuyên gia nghi ngờ hướng truy tìm này của cảnh sát. Ray Michalko là một cựu cảnh sát nay ông là thám tử tư, cho rằng việc truy tìm trên thực địa dấu vết của những người mất tích mới có thể mở ra lối đi cho các vụ án đang bị bế tắc. Ông dẫn chứng bằng vụ án Robert Pickton xét xử năm 2007. Khi cảnh sát lục soát tìm kiếm vũ khí tàng trữ bất hợp pháp tại trang trại của hắn ở ngoại ô Vancouver mới phát hiện ra những mảnh quần áo còn sót lại của một gái mại dâm bị mất tích. Sau đó, khi đào xới toàn bộ khu trại, cảnh sát tìm ra xác của 49 phụ nữ thổ dân. Robert Pickton dùng những phụ nữ này để quay phim khiêu dâm sau đó giết hại họ. Vụ án đặt câu hỏi cho cảnh sát : Tại sao tội ác của Pickton có thể âm thầm diễn ra quá lâu mà không bị phát hiện ? Tại sao họ không chiụ đi tìm những phụ nữ mất tích nọ ?

Bất kể những nỗ lực của cảnh sát, tung tích của sát thủ (hay nhiều sát thủ) vẫn mù mờ. Năm 2009, cảnh sát đổ dồn về khám xét một trang trại ở gần Prince George để tìm kiếm thi hài của Nicole Hoar, một phụ nữ mất tích trên đường cao tốc số 16 hôm 21/06/2002. Chủ nhân của trang trại là Leland Vincent Switzer, người đang thụ án vì tội giết anh trai mình. Tuy nhiên, người ta  không tìm thấy gì.

Tháng 4/2012 cảnh sát công bố bản vẽ chân dung một nghi phạm đã đứng tuổi bị cho là bắt cóc một cô gái 20 tuổi trên đoạn xa lộ oan nghiệt nọ, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm ra hắn.  

Mới đây nhất hôm 25/9/2012 cảnh sát Hoàng gia Canada thông báo phát hiện mối liên hệ giữa những cái chết trên xa lộ số 16 với Boby Jack Fowler, một trong những kẻ sát nhân nổi tiếng ở Mỹ nhưng đã chết. Người ta tìm thấy dấu vết AND của hắn trên xác Colleen MacMillen, một cô gái 16 tuổi mất tích năm 1974. Lần cuối người ta nhìn thấy nạn nhân khi cô gái rời nhà mình để đến chơi nhà một người bạn gần đó.

May mắn thay, sau nhiều năm người ta vẫn giữ được chiếc áo của Colleen. Năm 2007, Cảnh sát  Canada nhờ tới kỹ thuật xét nghiệm AND, họ yêu cầu Interpol hỗ trợ và cơ quan này sau một thời gian thông báo rằng xét nghiệm mẫu dịch lưu trên áo blu của Colllen khớp với AND của một người tên Jack Fowler, kẻ đã toan bắt cóc và giết một phụ nữ da đen vào năm 1995. Nguời phụ này thoát được nhờ nhảy qua cửa sổ một căn hộ ở tầng 2 trong tình trạng trần truồng. Fowler bị bắt tại chỗ.  Cảnh sát Canada liền bay tới Oregon nơi lưu trữ hồ sơ, vật chứng vụ án Jack Fowler. Những điều tra tiếp theo cho thấy Fowler đã sát hại Collen. Vào những năm 70 thế kỷ trước hắn đã nhiều lần tới Canada.

Fowler cũng bị Cảnh sát Hoàng gia Canada nghi có liên quan tới cái chết của Gale Weys và Pamela Darlington hồi năm 1973. Khi bị giết cả hai mới 19 tuổi.

Dù vậy, người dân vẫn chưa an tâm. Cảnh sát khuyến cáo phụ nữ không đi nhờ xe đoạn đường này nhưng dân cư ở đây thưa thớt, đường vắng vẻ, các điểm có người ở cách xa nhau đến độ đôi lúc sóng của các đài phát thanh địa phương cũng mất hút. Đoạn “Xa lộ Nước mắt” vẫn còn đó như một mối lo ngại cho người dân và thách thức với cảnh sát.

Vũ Hy