“Nỏng bỏng” cuộc chiến giữ rừng ở Đăk Nông

Những năm gần đây, lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, khiến sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hậu quả việc chặt phá rừng bừa bãi. Điều khiến mọi người băn khoăn là cả chính quyền, nhân dân và các cấp ngành đều biết thực trạng này, thế nhưng việc tàn phá rừng vẫn xảy ra trên địa bàn.

Những năm gần đây, lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, khiến sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hậu quả việc chặt phá rừng bừa bãi. Điều khiến mọi người băn khoăn là cả chính quyền, nhân dân và các cấp ngành đều biết thực trạng này, thế nhưng việc tàn phá rừng vẫn xảy ra trên địa bàn.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Ông Nguyễn Văn Chung, ở thôn 2, xã Quãng Trực, huyện Kiến Đức, bức xúc: “Hồi xưa khi mà Chính phủ giữ rừng thì ai ai cũng được hưởng. Nay thì người ta chặt rừng, phá rừng. Phá rừng là không có mưa. Mùa mưa không có rừng thì lũ lụt. Giờ thì Nhà nước đừng có cho họ chặt rừng nữa”.

Một minh chứng cho thấy rõ tình trạng phá rừng đang diễn ra diễn ra hết sức nóng bỏng tại Đăk Nông: Công ty TNHH Trường Xuân, đóng trên địa bàn huyện Đăk Song đã khai thác sai lâm phần dẫn đến phá 9 héc ta, với 62 m3 gỗ. Chỉ trong 3 tháng tuần tra, truy quét lâm tặc, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Đăk Nông đã phát hiện, bắt giữ rất nhiều vụ vận chuyển, cất giữ và phá rừng trái phép, thu giữ hàng trăm thiết bị cưa cắt, phương tiện vận chuyển các loại.

Số liệu thống kê cho thấy, những tháng cuối năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, tình hình chống người thi hành công vụ trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn Đăk Nông tiếp tục diễn biến phức tạp.

Ông Hà Công Tài - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông cho biết: “Những hộ gia đình người đồng bào tại địa phương, do nhu cầu cần có gỗ để làm nhà, vào rừng để chặt cây thì không tránh khỏi, nhưng nghiêm trọng nhất là đầu năm có khoảng 100 người đồng bào dân tộc ở những tỉnh phía Bắc vào, họ đã tự ý kéo nhau vào rừng thuộc địa bàn quản lý của Công ty Nam Tây Nguyên, đóng trên địa bàn huyện Tuy Đức, phá rừng với diện tích lớn.

Họ cầm dao, rựa đe dọa nhân viên công ty, đánh cả kiểm lâm làm cho 4 người phải nhập viện. Chúng tôi phải kết hợp với công an huyện cưỡng chế các đối tượng ra khỏi rừng và truy tố 14 đối tượng. Tại địa bàn huyện Cư Jút có đối tượng còn khóa cửa trụ sở kiểm lâm và thả rắn hổ chúa vào, mục đích cho cắn chế đồng chí đang bị nhốt trong đó”.

Trong khi đó, từ phía người dân, anh Phạm Minh Cường, thôn 5, xã Đăk Buk So, huyên Kiến Đức, “so đo”: Mặc dù Chính phủ đã có chính sách quản lý bảo vệ rừng rõ ràng như vậy, thế nhưng lâm tặc vẫn thường xuyên vào rừng chặt phá và vận chuyển gỗ để phục vụ lợi ích cá nhân, trong khi đó, người dân vào rừng khai thác gỗ về làm nhà thì lực lượng kiểm lâm lại bắt giữ và xử lý rất chặt.

Điều này khiến bản thân anh đặt ra câu hỏi, liệu có hay không sự bắt tay giữa lâm tặc với kiểm lâm để cùng nhau phá rừng?. Anh Cường  kiến nghị:“ Mong Chính phủ phải làm rõ vấn đề này”.

Rừng đã được giao cho các ban quản lý, các chủ rừng, thế nhưng rừng vẫn bị tàn phá. Hàng loạt vụ việc xảy ra liên quan đến tình trạng chặt phá rừng không thương tiếc và chống người thi hành công vụ vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Thực trạng “nóng bỏng” này đòi hỏi chính quyền đại phương cần quyết liệt hơn nữa trong việc lập lại trật tự trong bảo vệ rừng, có giải pháp đảm bảo cho an toàn cho kiểm lâm yên tâm thực thi nhiệm vụ, nhưng đồng thời cũng tăng cường thanh tra, xử lý để thanh lọc những lâm tặc “đội lốt” người giữ rừng.

Ngọc Anh

Đọc thêm